Chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai

  • 09:10, 08/10/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của nhân dân, huyện Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
 
Nhiều năm qua, huyện Quảng Ninh thường xuyên chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại hình thiên tai, như: Bão, áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán… Để chủ động phòng, chống thiên tai (PCTT), Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) kiêm phòng thủ dân sự (PTDS) huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, bổ sung hoàn thiện và triển khai đồng bộ các biện pháp theo phương án, kế hoạch ứng phó đề ra; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, hậu cần để ứng phó với các tình huống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.
 
Với phương châm công tác PCTT phải dựa vào nhân dân, chính quyền cơ sở, trong đó phòng ngừa là chính, huyện Quảng Ninh ưu tiên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về PCTT; phát huy vai trò và tính chủ động trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở gắn với trách nhiệm của cộng đồng trong việc tự quản khi ứng phó với thiên tai, bão, lũ.
Hệ thống hồ thủy lợi trên địa bàn huyện cơ bản được xây dựng kiên cố, đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai.
Hệ thống hồ thủy lợi trên địa bàn huyện cơ bản được xây dựng kiên cố, đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai.
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN kiêm PTDS huyện đã chỉ đạo các ngành, địa phương rà soát, bổ sung, hoàn thiện các phương án, kế hoạch di dời dân, sơ tán tàu thuyền, phòng, chống sạt lở, ngập úng khi có thiên tai xảy ra, xây dựng phương án phòng, chống siêu bão; sẵn sàng triển khai sơ tán, di dời người dân đến nơi an toàn. Nhằm bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn huyện trước mùa mưa bão, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và địa phương tổ chức kiểm tra đập, hồ chứa nước trước, trong và sau mùa mưa, lũ nhằm phát hiện sớm những nguy cơ mất an toàn công trình và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra sự cố.
 
Để chuẩn bị tốt công tác PCTT-TKCN, được sự chỉ đạo, hướng dẫn của huyện, trên cơ sở thực tế địa phương các xã, thị trấn đã chủ động xây dựng các phương án để ứng phó với thiên tai nguy hiểm, như: Ngập lụt, sạt lở đất, giông lốc, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; đồng thời, rà soát, bổ sung hoàn thiện các phương án, kế hoạch chi tiết, cụ thể trong phòng chống, khắc phục hậu quả khi có tình huống xảy ra.
 
Chủ tịch UBND xã Tân Ninh Nguyễn Văn Hoan cho biết, để chủ động ứng phó và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, từ đầu năm đến nay, xã thực hiện nghiêm túc công tác PCTT-TKCN với phương châm “phòng là chính, chủ động đối phó kịp thời với các tình huống thiên tai, đề phòng các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, tổ chức khắc phục hậu quả, khẩn trương và hiệu quả trong mọi tình huống; đồng thời chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện; lực lượng, hậu cần để thực hiện chỉ huy theo phương châm “4 tại chỗ”.
 
Với sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống của chính quyền địa phương cùng sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể với phương châm “4 tại chỗ”, công tác PCTT của huyện Quảng Ninh sẽ góp phần hạn chế đến tối đa thiệt hại khi mưa bão xảy ra.

Xã cũng đã lên phương án di dời 206 hộ dân ở những nơi có nguy cơ ngập lụt cao đến những nơi an toàn. Ngoài ra, xã còn tăng cường tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân để mọi người hiểu rõ nguy cơ và tầm quan trọng của công tác chuẩn bị sẵn sàng PCTT và TKCN, không để bị bất ngờ khi có thiên tai xảy ra.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN kiêm PTDS huyện Quảng Ninh Trần Xuân Tình, công tác PCTT và TKCN phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Phương án phòng tránh chuẩn bị kỹ theo phương châm “4 tại chỗ”, phải được phối hợp nhịp nhàng khi có tình huống xấu và phức tạp do thiên tai gây ra. UBND huyện phân công trách nhiệm cụ thể và yêu cầu phối hợp chặt chẽ, đồng bộ đối với các cấp, các ngành, địa phương và thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN kiêm PTDS huyện.
 
Trong đó, UBND các xã, thị trấn chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng để huy động ứng cứu kịp thời khi xảy ra thiên tai. Ngành Y tế chuẩn bị thuốc và dụng cụ y tế, phòng ngừa dịch bệnh, chỉ đạo hệ thống bệnh viện, trạm y tế, cấp cứu thương vong. Sau thiên tai, cần tập trung các giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, khắc phục hậu quả lụt bão.
 
Ban Chỉ huy Quân sự, Công an huyện, lực lượng Bộ đội Biên phòng vừa làm công tác chuẩn bị phòng, chống bão, lũ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, vừa làm tốt công tác chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Các đơn vị Điện lực, Viễn thông kiểm tra rà soát, củng cố, gia cố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, sẵn sàng phương án cho từng vùng, từng xã, thị trấn bảo đảm an toàn và thông tin, liên lạc trong điều kiện thiên tai xảy ra…
Lan Chi

tin liên quan

Bàn giải pháp xử lý điểm nguy cơ sạt lở cao tại xã Đức Hóa
Bàn giải pháp xử lý điểm nguy cơ sạt lở cao tại xã Đức Hóa

(QBĐT) - UBND huyện Tuyên Hóa vừa tổ chức hội nghị bàn giải pháp xử lý điểm nguy cơ sạt lở cao tại đồi Phòng Không, thôn Đồng Lâm, xã Đức Hóa. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan.

Nỗ lực vì cộng đồng
Nỗ lực vì cộng đồng

(QBĐT) - Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh luôn quan tâm đến công tác nhân đạo từ thiện, đóng góp vì lợi ích của cộng đồng. 

Tiện ích từ Đề án 06
Tiện ích từ Đề án 06

(QBĐT) -  Qua hơn 2 năm triển khai, Đề án 06 bước đầu mang lại những kết quả tích cực trong việc thực hiện chuyển đổi số, mang lại nhiều tiện ích, thuận lợi đối với các đơn vị sử dụng lao động, người lao động, người thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.