![]() |
Hội thảo khởi động dự án Bảo tồn bền vững loài vượn Siki tại Việt Nam
(QBĐT) - Sáng 30/6, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt phối hợp với UBND huyện Quảng Ninh tổ chức hội thảo khởi động dự án Bảo tồn bền vững loài vượn Siki tại Việt Nam: Tăng cường năng lực và hợp tác hành động. Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan.
Loài vượn đen má trắng Siki được xếp hạng ở mức độ “cực kỳ nguy cấp” trong danh lục đỏ của Tổ chức bảo tồn thế giới từ năm 2008 và ở mức “nguy cấp” trong sách đỏ của Việt Nam. Loài cũng có tên trong các loài được ưu tiên bảo vệ và bảo tồn theo Nghị định số 64 ngày 16/7/2019 của Chính phủ.
Tại Việt Nam, loài vượn Siki thuộc nhóm IB, sinh sống từ phía bắc tỉnh Quảng Trị (Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá) đến phía bắc tỉnh Quảng Bình (dãy núi Giăng Màn).
Qua khảo sát, rừng phòng hộ Quảng Ninh với diện tích khoảng 51.900ha, vùng đất thấp, núi cao và rừng đá vôi Karst là nơi sinh sống của ít nhất 55 đàn vượn đen má trắng phương Nam, chiếm 15% tổng quần thể loài này tại Việt Nam.
Hội thảo đã giới thiệu về mục tiêu, bối cảnh thực hiện và đối tượng hưởng lợi của dự án. Theo đó, các hoạt động chính của dự án bao gồm: Tăng cường năng lực quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh, xây dựng kế hoạch giám sát định kỳ loài vượn Siki; cung cấp trang thiết bị và tập huấn tăng cường năng lực cho cán bộ rừng phòng hộ; hỗ trợ chủ rừng và các bên liên quan tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng; hỗ trợ cải tiến quy chế về hợp đồng khoán bảo vệ rừng, góp phần tăng cường hiệu quả bảo vệ rừng; xây dựng các mô hình thí điểm phát triển kinh tế bền vững và tăng cường sự hợp tác giữa ban quản lý rừng phòng hộ, các cộng đồng vùng đệm và cơ quan thực thi pháp luật lâm nghiệp…
L.Chi
(QBĐT) - Sáng 30/6, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt phối hợp với UBND huyện Quảng Ninh tổ chức hội thảo khởi động dự án Bảo tồn bền vững loài vượn Siki tại Việt Nam: Tăng cường năng lực và hợp tác hành động. Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan.
Loài vượn đen má trắng Siki được xếp hạng ở mức độ “cực kỳ nguy cấp” trong danh lục đỏ của Tổ chức bảo tồn thế giới từ năm 2008 và ở mức “nguy cấp” trong sách đỏ của Việt Nam. Loài cũng có tên trong các loài được ưu tiên bảo vệ và bảo tồn theo Nghị định số 64 ngày 16/7/2019 của Chính phủ.
Tại Việt Nam, loài vượn Siki thuộc nhóm IB, sinh sống từ phía bắc tỉnh Quảng Trị (Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá) đến phía bắc tỉnh Quảng Bình (dãy núi Giăng Màn).
Qua khảo sát, rừng phòng hộ Quảng Ninh với diện tích khoảng 51.900ha, vùng đất thấp, núi cao và rừng đá vôi Karst là nơi sinh sống của ít nhất 55 đàn vượn đen má trắng phương Nam, chiếm 15% tổng quần thể loài này tại Việt Nam.
Hội thảo đã giới thiệu về mục tiêu, bối cảnh thực hiện và đối tượng hưởng lợi của dự án. Theo đó, các hoạt động chính của dự án bao gồm: Tăng cường năng lực quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh, xây dựng kế hoạch giám sát định kỳ loài vượn Siki; cung cấp trang thiết bị và tập huấn tăng cường năng lực cho cán bộ rừng phòng hộ; hỗ trợ chủ rừng và các bên liên quan tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng; hỗ trợ cải tiến quy chế về hợp đồng khoán bảo vệ rừng, góp phần tăng cường hiệu quả bảo vệ rừng; xây dựng các mô hình thí điểm phát triển kinh tế bền vững và tăng cường sự hợp tác giữa ban quản lý rừng phòng hộ, các cộng đồng vùng đệm và cơ quan thực thi pháp luật lâm nghiệp…
L.Chi