Nâng cao nhận thức về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số

  • 08:05, 05/05/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Ngày 5/5, Tỉnh đoàn Quảng Bình phối hợp với Tổ chức Plan International tổ chức hội thảo giới thiệu về dự án “Tăng cường nhận thức của trẻ em, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số - EMPoWR” theo hình trực tuyến giữa điểm cầu Hà Nội và các tỉnh thực hiện dự án, gồm: Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo

Dự án “Tăng cường nhận thức của trẻ em, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số - EMPoWR” được ra đời và được triển khai từ tháng 7/2020 đến hết tháng 6/2023 tại 11 huyện, 52 xã của 4 tỉnh, gồm: Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và tổ chức Plan International Việt Nam cùng thực hiện, với sự đồng tài trợ của Liên minh châu Âu và Plan International Bỉ.

Tại Quảng Bình, dự án được thực hiện tại 10 xã của 3 huyện: Quảng Ninh, Lệ Thủy và Minh Hóa.

Mục tiêu chính của dự án là 17.200 thanh thiếu niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 10-24 tuổi được sử dụng không gian kỹ thuật số để tìm hiểu các kiến thức về phòng chống tảo hôn, phòng chống mua bán người, an toàn trên mạng, sức khoẻ sinh sản… và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ. Dự án kỳ vọng sẽ lan tỏa thông tin tới thêm 57.400 em ở vùng dân tộc của 4 tỉnh dự án. 
 
Tính tới tháng 3/2022, dự án đã hoàn thành báo cáo khảo sát đầu kỳ, báo cáo phân tích chính sách, sổ tay an toàn mạng; 3 video hướng dẫn chi tiết; 4 tập phim trong chuỗi 12 phim truyện tranh với nội dung giáo dục, truyền thông về phòng tránh tảo hôn, phòng chống mua bán người; 30 tài liệu về các chủ đề kiến thức pháp luật, kỹ năng phòng chống tảo hôn, phòng chống mua bán người, sức khoẻ sinh sản...
 
Dự án cũng đã tập huấn cho 300 cốt cán (thầy cô giáo, cán bộ huyện, xã tại vùng dự án) về an toàn mạng và thúc đẩy sử dụng nền tảng trực tuyến "Em Vui" (bao gồm: Website, ứng dụng điện thoại và các kênh mạng mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube...). Từ đó, các cốt cán sẽ tập huấn lại những nội dung này cho hơn 15.000 em từ 10-24 tuổi tại địa bàn dự án...
 
Hiện nay, dự án đang tổ chức cuộc thi viết kịch bản và đóng tiểu phẩm (sân khâu hóa) với chủ đề phòng, chống mua bán người cho 52 xã thuộc địa bàn dự án. Dự án cũng nhận được sự tài trợ của Quỹ Thiện tâm-Tập đoàn Vingroup tài trợ 1.000 máy điện thoại thông minh Vinsmart Star5 cho các em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tiếp cận nền tảng trực tuyến "Em Vui"; trong đó, mỗi máy đều có 1 sim để các em có thể kết nối internet miễn phí với dung lượng 10GB/tháng trong vòng 18 tháng sau khi kích hoạt.
 
Dự án còn hoàn thành việc trao tặng 1.000 máy điện thoại tài trợ đó cho 1.000 em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 4 tỉnh dự án Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị…
 
Phạm Hà

tin liên quan

Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp
Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

(QBĐT) - Bằng sự năng động và khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Võ Anh Tuấn, sinh năm 1980, thôn Xuân Kiều, xã Quảng Xuân (Quảng Trạch) đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, trở thành tấm gương làm kinh tế giỏi của địa phương.

Một số biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đối với từng cấp độ dịch
Một số biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đối với từng cấp độ dịch

(QBĐT) - Ngày 29/4, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1066/QĐ-UBND ban hành quy định tạm thời một số biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đối với từng cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022
Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022

(QBĐT) - Sáng 5/5, tại Trung đoàn  bộ binh 996, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2022 với chủ đề  "Tăng cường biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19".