![]() |
Bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng bền vững
(QBĐT) - Để quản lý, bảo tồn những giá trị nổi bật của di sản, thời gian qua, Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (BQL VQG PN-KB) đã tập trung triển khai các giải pháp ứng dụng khoa học-công nghệ (KHCN) để giữ gìn tính nguyên vẹn của hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng bền vững.
VQG PN-KB là một trong những khu vực đứng đầu về tính đa dạng sinh học cao trong tổng số 173 khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) trên cả nước. Ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc BQL VQG PN-KB cho biết: “Những năm qua, VQG PN-KB đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm công tác bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời, chú trọng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực triển khai ứng dụng tiến bộ KHCN trong công tác bảo tồn, cứu hộ động vật, nhân giống thực vật để tăng tính đa dạng sinh học cho VQG, đặc biệt mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học.
Việc nghiên cứu khoa học làm cơ sở để đề xuất các giải pháp về BTTN và đa dạng sinh học là vấn đề hết sức quan trọng. Thực trạng các yếu tố về khoa học đối với khu vực PN-KB vẫn còn rất lớn, đòi hỏi quá trình nghiên cứu chuyên sâu và lâu dài. Vì vậy, BQL VQG PN-KB tiếp tục kêu gọi, thu hút và hợp tác với các nhà khoa học trong nước cũng như quốc tế để triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học; đặc biệt, chú trọng đối với những khu vực mà đơn vị còn thiếu các cơ sở dữ liệu hoặc các lĩnh vực bảo tồn cần các nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra các khuyến cáo, khuyến nghị giúp BQL vườn áp dụng trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thiên nhiên thế giới.”
Để góp phần phục hồi sinh hệ thái, nâng cao độ che phủ rừng, bảo đảm nguồn thức ăn cho các loài động vật hoang dã, đồng thời, phục vụ cho việc tham quan của du khách cũng như công tác nghiên cứu khoa học, ngay từ những ngày đầu xuân 2021, BQL VQG PN-KB đã phát động các đơn vị tiến hành trồng mới hàng trăm cây xanh trong khu vực vườn. Đây là các loại cây bản địa do Trung tâm Cứu hộ-Bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc BQL vườn nhân giống, chăm sóc, có giá trị bảo tồn, bảo đảm cảnh quan và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ông Phạm Hồng Thái trao đổi: “Đối với các chương trình bảo tồn về thực vật, chúng tôi chú trọng sưu tập các loài cây có giá trị kinh tế, bảo tồn cao đã được ghi vào danh mục các loại cây quý hiếm, như bách xanh đá. Ngoài ra, chúng tôi sẽ nghiên cứu về các loại thực vật mới, các loài có giá trị cảnh quan để phục hồi hệ sinh thái và bảo đảm sinh cảnh cho các loại động thực vật. Hiện nay, BQL vườn đang đề xuất một nghiên cứu về phát triển các loại cây bản địa quý hiếm, phù hợp với điều kiện sinh thái, điều kiện tự nhiên của khu vực và kể cả phát triển cộng đồng địa phương vùng đệm. Hướng phục hồi các loại này là bổ trợ cho các mục tiêu trong vùng lõi.”
Bên cạnh đó, BQL VQG PN-KB cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh để tiếp nhận, cứu hộ, chăm sóc các loài động vật hoang dã bị săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt trái phép và sàng lọc, tái thả về môi trường tự nhiên. Trong đó, tập trung vào các quần thể, khu vực bị suy thoái hoặc mất mát sinh cảnh, mất mát loài cũng như đảo lộn về cấu trúc quần thể; tập trung khoanh vùng những điểm có giá trị đa dạng sinh học cao để ưu tiên cho công tác bảo vệ và giám sát diễn biến; tăng cường công tác phối hợp với các trung tâm cứu hộ linh trưởng, các vườn quốc gia, cơ sở bảo tồn để trao đổi về công tác chuyên môn cũng như nguồn gen để phục vụ cho công tác BTTN, đa dạng sinh học.
Ông Lê Thúc Định, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ-Bảo tồn và Phát triển sinh vật chia sẻ: “Trong công tác bảo tồn động vật có nhiều vấn đề cần thực hiện, tuy nhiên, chúng tôi cũng tập trung cho việc tiếp nhận, cứu hộ và tái thả về môi trường tự nhiên. Được sự quan tâm của BQL vườn, cấp ủy, chính quyền các cấp cũng như các tổ chức quốc tế luôn sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính, trung tâm sẽ làm tốt công tác chăm sóc, cứu hộ, tái thả động vật hoang dã.”
“Để đáp ứng ngày càng cao trong công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học, trong năm 2021, BQL VQG PN-KB sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho công tác cứu hộ, bảo tồn các loài động thực vật hoang dã trên phạm vi được giao. Đơn vị chú trọng nâng cao chất lượng công tác BTTN và đa dạng sinh học, trong đó, tập trung cho việc đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực có chuyên môn.
Đồng thời, đơn vị tiếp tục phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế để thực hiện các chương trình trao đổi, hợp tác và tranh thủ tiến bộ khoa học mới trong cứu hộ, bảo tồn các loài thực vật, động vật hoang dã, góp phần tăng thêm mức độ đa dạng loài, phục hồi cấu trúc đàn đối với các quần thể. Từ đó, không chỉ góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững, bảo tồn da dạng sinh học bền vững của di sản mà còn từng bước nâng cao vị thế và những giá trị nổi bật của PN-KB đối với cộng đồng trong nước và quốc tế.”, ông Phạm Hồng Thái trao đổi thêm.
Hương Trà
(QBĐT) - Để quản lý, bảo tồn những giá trị nổi bật của di sản, thời gian qua, Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (BQL VQG PN-KB) đã tập trung triển khai các giải pháp ứng dụng khoa học-công nghệ (KHCN) để giữ gìn tính nguyên vẹn của hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng bền vững.
VQG PN-KB là một trong những khu vực đứng đầu về tính đa dạng sinh học cao trong tổng số 173 khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) trên cả nước. Ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc BQL VQG PN-KB cho biết: “Những năm qua, VQG PN-KB đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm công tác bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời, chú trọng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực triển khai ứng dụng tiến bộ KHCN trong công tác bảo tồn, cứu hộ động vật, nhân giống thực vật để tăng tính đa dạng sinh học cho VQG, đặc biệt mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học.
Việc nghiên cứu khoa học làm cơ sở để đề xuất các giải pháp về BTTN và đa dạng sinh học là vấn đề hết sức quan trọng. Thực trạng các yếu tố về khoa học đối với khu vực PN-KB vẫn còn rất lớn, đòi hỏi quá trình nghiên cứu chuyên sâu và lâu dài. Vì vậy, BQL VQG PN-KB tiếp tục kêu gọi, thu hút và hợp tác với các nhà khoa học trong nước cũng như quốc tế để triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học; đặc biệt, chú trọng đối với những khu vực mà đơn vị còn thiếu các cơ sở dữ liệu hoặc các lĩnh vực bảo tồn cần các nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra các khuyến cáo, khuyến nghị giúp BQL vườn áp dụng trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thiên nhiên thế giới.”
Để góp phần phục hồi sinh hệ thái, nâng cao độ che phủ rừng, bảo đảm nguồn thức ăn cho các loài động vật hoang dã, đồng thời, phục vụ cho việc tham quan của du khách cũng như công tác nghiên cứu khoa học, ngay từ những ngày đầu xuân 2021, BQL VQG PN-KB đã phát động các đơn vị tiến hành trồng mới hàng trăm cây xanh trong khu vực vườn. Đây là các loại cây bản địa do Trung tâm Cứu hộ-Bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc BQL vườn nhân giống, chăm sóc, có giá trị bảo tồn, bảo đảm cảnh quan và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ông Phạm Hồng Thái trao đổi: “Đối với các chương trình bảo tồn về thực vật, chúng tôi chú trọng sưu tập các loài cây có giá trị kinh tế, bảo tồn cao đã được ghi vào danh mục các loại cây quý hiếm, như bách xanh đá. Ngoài ra, chúng tôi sẽ nghiên cứu về các loại thực vật mới, các loài có giá trị cảnh quan để phục hồi hệ sinh thái và bảo đảm sinh cảnh cho các loại động thực vật. Hiện nay, BQL vườn đang đề xuất một nghiên cứu về phát triển các loại cây bản địa quý hiếm, phù hợp với điều kiện sinh thái, điều kiện tự nhiên của khu vực và kể cả phát triển cộng đồng địa phương vùng đệm. Hướng phục hồi các loại này là bổ trợ cho các mục tiêu trong vùng lõi.”
Bên cạnh đó, BQL VQG PN-KB cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh để tiếp nhận, cứu hộ, chăm sóc các loài động vật hoang dã bị săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt trái phép và sàng lọc, tái thả về môi trường tự nhiên. Trong đó, tập trung vào các quần thể, khu vực bị suy thoái hoặc mất mát sinh cảnh, mất mát loài cũng như đảo lộn về cấu trúc quần thể; tập trung khoanh vùng những điểm có giá trị đa dạng sinh học cao để ưu tiên cho công tác bảo vệ và giám sát diễn biến; tăng cường công tác phối hợp với các trung tâm cứu hộ linh trưởng, các vườn quốc gia, cơ sở bảo tồn để trao đổi về công tác chuyên môn cũng như nguồn gen để phục vụ cho công tác BTTN, đa dạng sinh học.
Ông Lê Thúc Định, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ-Bảo tồn và Phát triển sinh vật chia sẻ: “Trong công tác bảo tồn động vật có nhiều vấn đề cần thực hiện, tuy nhiên, chúng tôi cũng tập trung cho việc tiếp nhận, cứu hộ và tái thả về môi trường tự nhiên. Được sự quan tâm của BQL vườn, cấp ủy, chính quyền các cấp cũng như các tổ chức quốc tế luôn sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính, trung tâm sẽ làm tốt công tác chăm sóc, cứu hộ, tái thả động vật hoang dã.”
“Để đáp ứng ngày càng cao trong công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học, trong năm 2021, BQL VQG PN-KB sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho công tác cứu hộ, bảo tồn các loài động thực vật hoang dã trên phạm vi được giao. Đơn vị chú trọng nâng cao chất lượng công tác BTTN và đa dạng sinh học, trong đó, tập trung cho việc đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực có chuyên môn.
Đồng thời, đơn vị tiếp tục phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế để thực hiện các chương trình trao đổi, hợp tác và tranh thủ tiến bộ khoa học mới trong cứu hộ, bảo tồn các loài thực vật, động vật hoang dã, góp phần tăng thêm mức độ đa dạng loài, phục hồi cấu trúc đàn đối với các quần thể. Từ đó, không chỉ góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững, bảo tồn da dạng sinh học bền vững của di sản mà còn từng bước nâng cao vị thế và những giá trị nổi bật của PN-KB đối với cộng đồng trong nước và quốc tế.”, ông Phạm Hồng Thái trao đổi thêm.
Hương Trà