![]() |
Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và trao tặng thuốc, vật tư cho các trường học và các trạm y tế
(QBĐT) - Trong 3 ngày từ 22 đến 24-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với đại diện Tổ chức Dịch vụ dân số thế giới tại Việt Nam (PSI) trao tặng thuốc, vật tư cho các trạm y tế, trường học và cơ sở y dược tư nhân trên địa bàn 4 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Minh Hóa và Tuyên Hóa.
Cùng với việc hỗ trợ kỹ thuật cho các trạm y tế và cơ sở y dược tư nhân tại 4 huyện, đoàn đã trao tặng một cơ số thuốc thiết yếu phòng chống lụt bão và thùng nước rửa tay, nhiệt kế hồng ngoại cho 202 trường học và 75 trạm y tế tại các địa phương.
Chương trình là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Huy động khối tư nhân tham gia đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng” (viết tắt là PEPHER) do Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) và các đối tác đồng tài trợ, được PSI Việt Nam thực hiện trên 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên và Quảng Bình.
Dự án với mục tiêu nâng cao kiến thức và áp dụng các biện pháp dự phòng bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng; tăng cường sự đóng góp của khu vực tư nhân để giảm thiểu ca mắc COVID-19 thông qua việc đẩy mạnh các biện pháp dự phòng và củng cố hệ thống giám sát quốc gia.
Được biết, tổ chức dịch vụ dân số quốc tế (PSI) là tổ chức phi chính phủ được thành lập từ năm 1970, hiện diện tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Có mặt tại Việt Nam từ năm 2005, PSI đã sử dụng các kỹ thuật tiếp thị xã hội để cải thiện các hành vi sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh an toàn, suy dinh dưỡng, tăng huyết áp, lao, HIV / AIDS, viêm gan C, sốt rét và sức khỏe sinh sản...
Hoàng Bách
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình)
(QBĐT) - Trong 3 ngày từ 22 đến 24-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với đại diện Tổ chức Dịch vụ dân số thế giới tại Việt Nam (PSI) trao tặng thuốc, vật tư cho các trạm y tế, trường học và cơ sở y dược tư nhân trên địa bàn 4 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Minh Hóa và Tuyên Hóa.
Cùng với việc hỗ trợ kỹ thuật cho các trạm y tế và cơ sở y dược tư nhân tại 4 huyện, đoàn đã trao tặng một cơ số thuốc thiết yếu phòng chống lụt bão và thùng nước rửa tay, nhiệt kế hồng ngoại cho 202 trường học và 75 trạm y tế tại các địa phương.
Chương trình là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Huy động khối tư nhân tham gia đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng” (viết tắt là PEPHER) do Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) và các đối tác đồng tài trợ, được PSI Việt Nam thực hiện trên 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên và Quảng Bình.
Dự án với mục tiêu nâng cao kiến thức và áp dụng các biện pháp dự phòng bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng; tăng cường sự đóng góp của khu vực tư nhân để giảm thiểu ca mắc COVID-19 thông qua việc đẩy mạnh các biện pháp dự phòng và củng cố hệ thống giám sát quốc gia.
Được biết, tổ chức dịch vụ dân số quốc tế (PSI) là tổ chức phi chính phủ được thành lập từ năm 1970, hiện diện tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Có mặt tại Việt Nam từ năm 2005, PSI đã sử dụng các kỹ thuật tiếp thị xã hội để cải thiện các hành vi sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh an toàn, suy dinh dưỡng, tăng huyết áp, lao, HIV / AIDS, viêm gan C, sốt rét và sức khỏe sinh sản...
Hoàng Bách
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình)