Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó với mưa lũ
(QBĐT) - Ngày 8-10, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện khẩn số 10/CĐ-UBND, điện Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.
Nội dung Công điện cụ thể như sau:
Từ ngày 06 tháng 10 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh liên tiếp có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa từ 300 đến 700mm, điển hình lượng mưa được tại các trạm đến 15 giờ ngày 08-10-2020 như: Minh Hóa 717mm, Trường Sơn 594mm, Kiến Giang 437mm. Mực nước sông Kiến Giang hồi 13 giờ ngày 08/10/2020 tại trạm Lệ Thủy trên mức báo động 3 là 59 cm, trạm Kiến Giang trên báo động 3 là 166 cm. Dự báo, mưa lớn còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới, lũ trên các sông sẽ lên nhanh, nhiều nơi trên mức báo động 3, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng tại các vùng thấp, trũng, nhất là ở huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Minh Hóa...
Để chủ động ứng phó với mưa, lũ, lụt lớn, đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của Nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị tập trung vào một số nhiệm vụ cấp bách sau:
1. Thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 1372/CĐ-TTg ngày 08/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện 126/CĐ-BCH ngày 06-10-2020 của Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh.
2. UBND các huyện, thành phố, thị xã theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”. Huy động lực lượng tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ở khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, chia cắt, nhất là tại các vùng thấp trũng, ven sông suối, những hộ không đảm bảo an toàn phải kiên quyết vận động di dời, trường hợp cần thiết phải tổ chức cưỡng chế di dời để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, trong đó chú ý phương án có thể phải sơ tán dài ngày, đồng thời đảm bảo phòng chống dịch Covid-19.
Chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, bố trí tạm cho các hộ phải di dời, không để người dân thiếu đói, rét. Thông tin kịp thời, khuyến cáo, hướng dẫn người dân trong các hoạt động, nhất là việc đi lại khi có mưa, lũ; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đặc biệt là khu vực thường xuyên ngập sâu, chảy xiết; chủ động dừng hoạt động đối với các cầu phao, đò ngang khi có mưa lũ lớn; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu để phòng mưa lũ, ngập úng, chia cắt kéo dài.
Kiểm tra rà soát sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ chứa, công trình bị hư hỏng, đang thi công, nhất là các hồ chứa nhỏ, xung yếu; chỉ đạo vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn. Bố trí lực lượng, phương tiện tại các địa bàn trọng điểm, sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả mưa, lũ. Triển khai phương án bảo vệ các ao hồ, lồng bè nuôi trồng thủy sản; sẵn sàng di dời gia súc, gia cầm tại các khu vực có nguy cơ ngập sâu đến nơi an toàn.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Hướng dẫn, chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi và UBND các huyện, thành phố, thị xã vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn vùng hạ du; đảm bảo an toàn các công trình đang thi công xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, các hồ chứa vừa, nhỏ và hồ chứa xung yếu, nhất là Dự án Hệ thống thủy lợi Rào Nan.
4. Sở Công Thương chỉ đạo kiểm tra, phương án vận hành an toàn hệ thống điện, hồ thuỷ điện trên địa bàn; bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm dự trữ phục vụ Nhân dân khi có yêu cầu, đặc biệt là những khu vực có khả năng bị chia cắt, vùng sâu, vùng xa có đồng bào dân tộc sinh sống.
5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã, theo chức năng nhiệm vụ, theo dõi chặt chẽ diễn biến các hình thế thời tiết nguy hiểm để chủ động, tổ chức lực lượng, phương tiện, vật tư, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
6. Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo an toàn đối với tàu, phương tiện vận tải hoạt động, neo đậu trên sông và vùng cửa sông; đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt tại các khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ; phối hợp với lực lượng công an chủ động chỉ đạo kiểm soát, phân luồng chống ách tắc, bảo đảm an toàn cho hành khách và phương tiện vận tải; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông trên các trục chính, nhất là tuyến Quốc lộ, đường sắt Bắc Nam.
7. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan đơn vị liên quan, các nhà mạng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin, chuẩn bị lực lượng, vật tư sẵn sàng khôi phục nhanh thông tin liên lạc khi xảy ra sự cố để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai và sớm ổn định đời sống, sinh hoạt người dân.
8. Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai công tác phòng chống dịch, nhất là dịch Covid-19 tại khu vực sơ tán và chủ động hỗ trợ các địa phương chịu ảnh hưởng của mưa, lũ cơ số thuốc và các hóa chất cần thiết để đảm bảo khám chữa bệnh, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau lũ.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các phương án bảo vệ, đảm bảo môi trường trong và sau mưa lũ.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, hạn chế thấp nhất thiệt hại về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng học tập tại khu vực bị ảnh hưởng lũ lụt.
11. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.
12. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến mưa lũ, tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin để người dân biết, chủ động phòng tránh.
13. Các sở, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với địa phương chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó với mưa lũ lớn, có thể kéo dài; duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
14. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ. Chỉ đạo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy tổng hợp, dự báo, cảnh báo tình hình, diễn biến mưa lũ, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy, đồng thời cung cấp, chia sẻ thông tin các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan để chủ động triển khai có hiệu quả công tác ứng phó mưa lũ./.
(QBĐT) - Ngày 8-10, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện khẩn số 10/CĐ-UBND, điện Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.
Nội dung Công điện cụ thể như sau:
Từ ngày 06 tháng 10 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh liên tiếp có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa từ 300 đến 700mm, điển hình lượng mưa được tại các trạm đến 15 giờ ngày 08-10-2020 như: Minh Hóa 717mm, Trường Sơn 594mm, Kiến Giang 437mm. Mực nước sông Kiến Giang hồi 13 giờ ngày 08/10/2020 tại trạm Lệ Thủy trên mức báo động 3 là 59 cm, trạm Kiến Giang trên báo động 3 là 166 cm. Dự báo, mưa lớn còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới, lũ trên các sông sẽ lên nhanh, nhiều nơi trên mức báo động 3, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng tại các vùng thấp, trũng, nhất là ở huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Minh Hóa...
Để chủ động ứng phó với mưa, lũ, lụt lớn, đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của Nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị tập trung vào một số nhiệm vụ cấp bách sau:
1. Thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 1372/CĐ-TTg ngày 08/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện 126/CĐ-BCH ngày 06-10-2020 của Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh.
2. UBND các huyện, thành phố, thị xã theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”. Huy động lực lượng tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ở khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, chia cắt, nhất là tại các vùng thấp trũng, ven sông suối, những hộ không đảm bảo an toàn phải kiên quyết vận động di dời, trường hợp cần thiết phải tổ chức cưỡng chế di dời để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, trong đó chú ý phương án có thể phải sơ tán dài ngày, đồng thời đảm bảo phòng chống dịch Covid-19.
Chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, bố trí tạm cho các hộ phải di dời, không để người dân thiếu đói, rét. Thông tin kịp thời, khuyến cáo, hướng dẫn người dân trong các hoạt động, nhất là việc đi lại khi có mưa, lũ; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đặc biệt là khu vực thường xuyên ngập sâu, chảy xiết; chủ động dừng hoạt động đối với các cầu phao, đò ngang khi có mưa lũ lớn; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu để phòng mưa lũ, ngập úng, chia cắt kéo dài.
Kiểm tra rà soát sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ chứa, công trình bị hư hỏng, đang thi công, nhất là các hồ chứa nhỏ, xung yếu; chỉ đạo vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn. Bố trí lực lượng, phương tiện tại các địa bàn trọng điểm, sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả mưa, lũ. Triển khai phương án bảo vệ các ao hồ, lồng bè nuôi trồng thủy sản; sẵn sàng di dời gia súc, gia cầm tại các khu vực có nguy cơ ngập sâu đến nơi an toàn.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Hướng dẫn, chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi và UBND các huyện, thành phố, thị xã vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn vùng hạ du; đảm bảo an toàn các công trình đang thi công xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, các hồ chứa vừa, nhỏ và hồ chứa xung yếu, nhất là Dự án Hệ thống thủy lợi Rào Nan.
4. Sở Công Thương chỉ đạo kiểm tra, phương án vận hành an toàn hệ thống điện, hồ thuỷ điện trên địa bàn; bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm dự trữ phục vụ Nhân dân khi có yêu cầu, đặc biệt là những khu vực có khả năng bị chia cắt, vùng sâu, vùng xa có đồng bào dân tộc sinh sống.
5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã, theo chức năng nhiệm vụ, theo dõi chặt chẽ diễn biến các hình thế thời tiết nguy hiểm để chủ động, tổ chức lực lượng, phương tiện, vật tư, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
6. Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo an toàn đối với tàu, phương tiện vận tải hoạt động, neo đậu trên sông và vùng cửa sông; đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt tại các khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ; phối hợp với lực lượng công an chủ động chỉ đạo kiểm soát, phân luồng chống ách tắc, bảo đảm an toàn cho hành khách và phương tiện vận tải; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông trên các trục chính, nhất là tuyến Quốc lộ, đường sắt Bắc Nam.
7. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan đơn vị liên quan, các nhà mạng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin, chuẩn bị lực lượng, vật tư sẵn sàng khôi phục nhanh thông tin liên lạc khi xảy ra sự cố để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai và sớm ổn định đời sống, sinh hoạt người dân.
8. Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai công tác phòng chống dịch, nhất là dịch Covid-19 tại khu vực sơ tán và chủ động hỗ trợ các địa phương chịu ảnh hưởng của mưa, lũ cơ số thuốc và các hóa chất cần thiết để đảm bảo khám chữa bệnh, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau lũ.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các phương án bảo vệ, đảm bảo môi trường trong và sau mưa lũ.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, hạn chế thấp nhất thiệt hại về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng học tập tại khu vực bị ảnh hưởng lũ lụt.
11. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.
12. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến mưa lũ, tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin để người dân biết, chủ động phòng tránh.
13. Các sở, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với địa phương chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó với mưa lũ lớn, có thể kéo dài; duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
14. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ. Chỉ đạo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy tổng hợp, dự báo, cảnh báo tình hình, diễn biến mưa lũ, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy, đồng thời cung cấp, chia sẻ thông tin các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan để chủ động triển khai có hiệu quả công tác ứng phó mưa lũ./.