![]() |
Ký ức của một đặc công Rừng Sác
(QBĐT) - Một ngày cuối tháng 4, trong căn nhà nhỏ ở phường Đức Ninh Đông (TP. Đồng Hới), chúng tôi được tiếp kiến một đặc công Rừng Sác. Đặc biệt, câu chuyện kể về những trận đánh cảm tử, "xuất quỷ nhập thần" và bao khó khăn, gian khổ của đội quân Rừng Sác được tái hiện cho chúng tôi hiểu và tự hào hơn về những người lính đã góp phần cùng dân tộc làm nên chiến thắng huyền thoại 30-4-1975.
Ông là Hoàng Mạnh Châm (sinh năm 1954) cựu chiến binh Đoàn 10, chiến trường Rừng Sác. Khi chúng tôi gợi chuyện về Rừng Sác và những chiến công của đặc công Trung đoàn 10, mắt ông như sáng hẳn lên và câu chuyện về một thời hào hùng, về những trận đánh có một không hai của 1 đơn vị đã nổi tiếng trên thế giới, cứ thế ùa về.
Ông bồi hồi nhớ lại, tháng 1-1972, ông vào bộ đội và được tuyển chọn tham gia huấn luyện ở tỉnh Quảng Ninh để chi viện cho chiến trường miền Nam. Sau khóa huấn luyện đặc biệt kéo dài hơn 11 tháng, ông cùng đồng đội của Trung đoàn 126-Hải quân hành quân vào chi viện cho miền Nam. Đây là đợt cuối cùng bộ đội miền Bắc bổ sung cho chiến trường miền Đông Nam bộ. Đơn vị vào đến Cự Nẫm (Quảng Bình) sau đó theo đường mòn Trường Sơn để Nam tiến.
Sau gần 7 tháng vượt rừng qua các vùng bị tạm chiếm, ông và đồng đội của mình có mặt tại chiến trường miền Đông Nam bộ và chia thành các nhánh, trong đó nhánh của ông tiến về đông nam Sài Gòn với mục tiêu là Rừng Sác. Tháng 7-1973, ông chính thức được biên chế vào đơn vị K19-Trung đoàn 10 đặc công Rừng Sác. Từ đó, cuộc đời binh nghiệp của ông gắn liền với những chiến công của một đơn vị, một địa danh đã trở thành huyền thoại trong lịch sử kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc Việt Nam.
Đơn vị ông được phân công nhiệm vụ chốt đảo Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), chủ yếu trinh sát theo dõi lượt tàu ra, vào; đồng thời, tập trung đánh tàu Mỹ, quân cảng, kho tàng ở cảng Rạch Dừa (TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), góp phần đánh vào "thủ đô" địch, phát triển chiến tranh nhân dân tại chỗ, giữ căn cứ, bàn đạp, bảo đảm hành lang vận chuyển.
“Lính đặc công vào một trận đánh chỉ có 1-3 đến người, tất cả đều thực hiện dưới nước, chúng tôi liên lạc với nhau bằng sợi dây và giật dây làm tín hiệu. Thường khoảng 6h tối, anh em rời căn cứ, khoảng 1-3 giờ sáng là áp sát mục tiêu và cài mìn để đánh. Khoảng cách từ căn cứ đến địa điểm đánh phải bơi bộ hàng chục cây số. Sau khi cài mìn vào tàu chiến (mìn hẹn giờ được tối đa 3 giờ), muộn nhất khoảng 6 giờ sáng nổ mìn nên mọi công việc phải hoàn tất trước 3 giờ sáng để tránh bị lộ. Mỗi chiễn sỹ đặc công khi xuống nước đều được trang bị một vòi thở dài chừng 30cm và chỉ được phép nổi lên mặt nước 2-3cm để lấy khí.
Càng đến gần mục tiêu, người lính đặc công càng phải lặn xuống sâu, thường xuyên bị sóng nước tạt vào ống khí. Vì vậy, dù là nước bùn hay nước bị nhiễm dầu tràn ra từ các tàu chiến, chúng tôi cũng phải nuốt vào, không được thổi ra... Đặc biệt, lính đặc công chúng tôi vào trận đánh, mỗi người được trang bị 4 quả lựu đạn, trong đó, 3 quả là để tấn công còn 1 quả rút chốt là cùng chết với kẻ thù nếu bị phát hiện...”, ông Châm hồi tưởng lại những trận quyết tử mà ông và đồng đội đã trải qua nhiều thời khắc khi cái chết và sự sống chỉ trong gang tấc.
Trong những chuyến vượt biển ấy, tâm trí ông luôn khắc ghi hai trận đánh “để đời”. Đó là trận đánh đêm 27-4-1974, ông nhận lệnh lên Thíc Ca Phật đài để đánh khu căn cứ ra đa trên núi Lớn (TP. Vũng Tàu) và đêm 9-7-1974, ông cùng đồng đội tham gia đánh tàu để lập thành tích kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sỹ (27-7). Ông Châm chia sẻ đầy tự hào: "Xác định đây là những trận đánh có ý nghĩa quyết định của đặc công Rừng Sác, góp một tiếng nổ mở màn cùng toàn miền vào chiến dịch Đông-Xuân 1974-1975, nên sau khi nhận nhiệm vụ, điều tôi và đồng đội trăn trở nhiều nhất là phải tìm được cách đánh sao cho hiệu quả và chắc thắng…"
Sau đó, chiến sự miền Đông Nam bộ bước vào thời điểm quyết liệt nhất, ông lại cùng đồng đội tiếp tục “xuất quỷ nhập thần” tham gia đánh nhiều trận trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng TP.Vũng Tàu và các vùng phụ cận. Sau ngày 30-4-1975, trong khúc ca khải hoàn của cả dân tộc, ông cùng những người lính đặc công Rừng Sác về tiếp quản nhiệm vụ mới tại Sài Gòn và gia nhập vào Trung đoàn 316-Quân khu 7. Đến năm 1977, người đảng viên tròn 3 năm tuổi Đảng-Hoàng Mạnh Châm rời quân ngũ về sinh sống tại quê nhà. Đầu năm 1979, trong tình thế cấp bách chống lại quân xâm lược biên giới phía Bắc, thực hiện lệnh tổng động viên toàn quân, toàn dân kháng chiến, ông lại gia nhập quân ngũ tại đơn vị C44-Công binh Quân khu 4 (Nghệ An)…
Sau những năm tháng lăn lộn ở chiến trường, rời quân ngũ về lại địa phương, từ tháng 6-1979 đến năm 2014, ông luôn tích cực tham gia hoạt động và đảm nhận nhiều cương vị quan trọng qua các thời kỳ, như: Trưởng Công an xã Đức Ninh, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Ninh, Bí thư Đảng ủy xã Đức Ninh và Bí thư Đảng ủy phường Đức Ninh Đông… Hiện nay, mặc dù đã về hưu nhưng ông vẫn làm Chủ tịch Hội Khuyến học và Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Đức Ninh Đông. Dù ở cương vị nào, ông cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Chia tay chúng tôi, ông Hoàng Mạnh Châm ngậm ngùi chia sẻ, 45 năm sống trong hòa bình nhưng ông vẫn loay hoay trong miền kí ức với nỗi nhớ thương những đồng đội đã nằm lại ở chiến trường... Rừng Sác giờ đã xanh hơn, nhưng những tháng năm khốc liệt, gian nan mà ông và đồng đội đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thì vẫn mãi còn khắc ghi trong thế hệ những người trẻ như chúng tôi!
Thùy Lâm
(QBĐT) - Một ngày cuối tháng 4, trong căn nhà nhỏ ở phường Đức Ninh Đông (TP. Đồng Hới), chúng tôi được tiếp kiến một đặc công Rừng Sác. Đặc biệt, câu chuyện kể về những trận đánh cảm tử, "xuất quỷ nhập thần" và bao khó khăn, gian khổ của đội quân Rừng Sác được tái hiện cho chúng tôi hiểu và tự hào hơn về những người lính đã góp phần cùng dân tộc làm nên chiến thắng huyền thoại 30-4-1975.
Ông là Hoàng Mạnh Châm (sinh năm 1954) cựu chiến binh Đoàn 10, chiến trường Rừng Sác. Khi chúng tôi gợi chuyện về Rừng Sác và những chiến công của đặc công Trung đoàn 10, mắt ông như sáng hẳn lên và câu chuyện về một thời hào hùng, về những trận đánh có một không hai của 1 đơn vị đã nổi tiếng trên thế giới, cứ thế ùa về.
Ông bồi hồi nhớ lại, tháng 1-1972, ông vào bộ đội và được tuyển chọn tham gia huấn luyện ở tỉnh Quảng Ninh để chi viện cho chiến trường miền Nam. Sau khóa huấn luyện đặc biệt kéo dài hơn 11 tháng, ông cùng đồng đội của Trung đoàn 126-Hải quân hành quân vào chi viện cho miền Nam. Đây là đợt cuối cùng bộ đội miền Bắc bổ sung cho chiến trường miền Đông Nam bộ. Đơn vị vào đến Cự Nẫm (Quảng Bình) sau đó theo đường mòn Trường Sơn để Nam tiến.
Sau gần 7 tháng vượt rừng qua các vùng bị tạm chiếm, ông và đồng đội của mình có mặt tại chiến trường miền Đông Nam bộ và chia thành các nhánh, trong đó nhánh của ông tiến về đông nam Sài Gòn với mục tiêu là Rừng Sác. Tháng 7-1973, ông chính thức được biên chế vào đơn vị K19-Trung đoàn 10 đặc công Rừng Sác. Từ đó, cuộc đời binh nghiệp của ông gắn liền với những chiến công của một đơn vị, một địa danh đã trở thành huyền thoại trong lịch sử kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc Việt Nam.
Đơn vị ông được phân công nhiệm vụ chốt đảo Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), chủ yếu trinh sát theo dõi lượt tàu ra, vào; đồng thời, tập trung đánh tàu Mỹ, quân cảng, kho tàng ở cảng Rạch Dừa (TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), góp phần đánh vào "thủ đô" địch, phát triển chiến tranh nhân dân tại chỗ, giữ căn cứ, bàn đạp, bảo đảm hành lang vận chuyển.
“Lính đặc công vào một trận đánh chỉ có 1-3 đến người, tất cả đều thực hiện dưới nước, chúng tôi liên lạc với nhau bằng sợi dây và giật dây làm tín hiệu. Thường khoảng 6h tối, anh em rời căn cứ, khoảng 1-3 giờ sáng là áp sát mục tiêu và cài mìn để đánh. Khoảng cách từ căn cứ đến địa điểm đánh phải bơi bộ hàng chục cây số. Sau khi cài mìn vào tàu chiến (mìn hẹn giờ được tối đa 3 giờ), muộn nhất khoảng 6 giờ sáng nổ mìn nên mọi công việc phải hoàn tất trước 3 giờ sáng để tránh bị lộ. Mỗi chiễn sỹ đặc công khi xuống nước đều được trang bị một vòi thở dài chừng 30cm và chỉ được phép nổi lên mặt nước 2-3cm để lấy khí.
Càng đến gần mục tiêu, người lính đặc công càng phải lặn xuống sâu, thường xuyên bị sóng nước tạt vào ống khí. Vì vậy, dù là nước bùn hay nước bị nhiễm dầu tràn ra từ các tàu chiến, chúng tôi cũng phải nuốt vào, không được thổi ra... Đặc biệt, lính đặc công chúng tôi vào trận đánh, mỗi người được trang bị 4 quả lựu đạn, trong đó, 3 quả là để tấn công còn 1 quả rút chốt là cùng chết với kẻ thù nếu bị phát hiện...”, ông Châm hồi tưởng lại những trận quyết tử mà ông và đồng đội đã trải qua nhiều thời khắc khi cái chết và sự sống chỉ trong gang tấc.
Trong những chuyến vượt biển ấy, tâm trí ông luôn khắc ghi hai trận đánh “để đời”. Đó là trận đánh đêm 27-4-1974, ông nhận lệnh lên Thíc Ca Phật đài để đánh khu căn cứ ra đa trên núi Lớn (TP. Vũng Tàu) và đêm 9-7-1974, ông cùng đồng đội tham gia đánh tàu để lập thành tích kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sỹ (27-7). Ông Châm chia sẻ đầy tự hào: "Xác định đây là những trận đánh có ý nghĩa quyết định của đặc công Rừng Sác, góp một tiếng nổ mở màn cùng toàn miền vào chiến dịch Đông-Xuân 1974-1975, nên sau khi nhận nhiệm vụ, điều tôi và đồng đội trăn trở nhiều nhất là phải tìm được cách đánh sao cho hiệu quả và chắc thắng…"
Sau đó, chiến sự miền Đông Nam bộ bước vào thời điểm quyết liệt nhất, ông lại cùng đồng đội tiếp tục “xuất quỷ nhập thần” tham gia đánh nhiều trận trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng TP.Vũng Tàu và các vùng phụ cận. Sau ngày 30-4-1975, trong khúc ca khải hoàn của cả dân tộc, ông cùng những người lính đặc công Rừng Sác về tiếp quản nhiệm vụ mới tại Sài Gòn và gia nhập vào Trung đoàn 316-Quân khu 7. Đến năm 1977, người đảng viên tròn 3 năm tuổi Đảng-Hoàng Mạnh Châm rời quân ngũ về sinh sống tại quê nhà. Đầu năm 1979, trong tình thế cấp bách chống lại quân xâm lược biên giới phía Bắc, thực hiện lệnh tổng động viên toàn quân, toàn dân kháng chiến, ông lại gia nhập quân ngũ tại đơn vị C44-Công binh Quân khu 4 (Nghệ An)…
Sau những năm tháng lăn lộn ở chiến trường, rời quân ngũ về lại địa phương, từ tháng 6-1979 đến năm 2014, ông luôn tích cực tham gia hoạt động và đảm nhận nhiều cương vị quan trọng qua các thời kỳ, như: Trưởng Công an xã Đức Ninh, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Ninh, Bí thư Đảng ủy xã Đức Ninh và Bí thư Đảng ủy phường Đức Ninh Đông… Hiện nay, mặc dù đã về hưu nhưng ông vẫn làm Chủ tịch Hội Khuyến học và Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Đức Ninh Đông. Dù ở cương vị nào, ông cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Chia tay chúng tôi, ông Hoàng Mạnh Châm ngậm ngùi chia sẻ, 45 năm sống trong hòa bình nhưng ông vẫn loay hoay trong miền kí ức với nỗi nhớ thương những đồng đội đã nằm lại ở chiến trường... Rừng Sác giờ đã xanh hơn, nhưng những tháng năm khốc liệt, gian nan mà ông và đồng đội đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thì vẫn mãi còn khắc ghi trong thế hệ những người trẻ như chúng tôi!
Thùy Lâm