(QBĐT) - Thời gian qua, huyện Lệ Thủy đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC), hướng đến xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Trưởng phòng Nội vụ huyện Lệ Thủy cho biết, công tác CCHC đã được huyện cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, trong đó, trọng tâm là cải cách thể chế, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và chất lượng dịch vụ hành chính công.
Theo đó, huyện Lệ Thủy đã xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở tuân thủ quy trình, thủ tục, thẩm quyền. Công tác kiểm tra, rà soát, theo dõi, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2014-2018 được chú trọng ở 2 cấp với 435 văn bản đã hệ thống hóa, 114 văn bản còn hiệu lực; qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả thự
Việc giải quyết các TTHC có nhiều chuyển biến rõ nét; việc công bố, công khai, kiểm soát TTHC được chú trọng nhằm từng bước cắt giảm thủ tục không cần thiết, không phù hợp, gắn với việc cam kết rút ngắn tối thiểu 10% thời gian giải quyết.
Bộ máy hành chính được huyện Lệ Thủy kiện toàn theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương; từng bước sắp xếp tinh gọn theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, huyện đã tập trung rà soát các nhiệm vụ còn chồng chéo, trùng lắp để ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, bảo đảm sự đồng bộ; phân công, phân cấp rõ cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; tiến hành hợp nhất xã Ngư Thủy Trung với xã Ngư Thủy Nam thành xã Ngư Thủy và hợp nhất xã Văn Thủy với xã Trường Thủy thành xã Trường Thủy theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 1-2-2020.
Để tạo thuận lợi nhất cho người dân khi thực hiện các giao dịch, làm TTHC với chính quyền địa phương, huyện Lệ Thủy đã thực hiện niêm yết công khai, đầy đủ các TTHC tại bộ phận một cửa, nơi thường xuyên có giao dịch với nhân dân. Cũng theo ông Nguyễn Xuân Dũng, quá trình thực hiện cho thấy hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” phát huy tốt hiệu quả với hơn 350.000 TTHC được giải quyết ở cấp huyện và cấp xã, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ, hạn chế tối đa hồ sơ chậm trễ và tồn đọng, từ đó, thay đổi nhận thức, lề lối làm việc của cán bộ công chức, viên chức.
Theo đánh giá của người dân địa phương khi đến làm thủ tục tại Trung tâm một cửa liên thông huyện thì so với trước đây, thời gian làm TTHC tại bộ phận một cửa đã nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều.“Trước đây, mỗi khi đi làm giấy tờ tôi đều đợi rất lâu, nhiều khi phải đi lòng vòng nhiều nơi mà chẳng giải quyết được. Nhưng nay cán bộ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hướng dẫn rất tận tình và xử lý nhanh chóng.”, bà Nguyễn Thị Đào, xã Mỹ Thủy (Lệ Thủy) chia sẻ.
Xác định yếu tố con người là quan trọng trong cải cách TTHC, huyện Lệ Thủy luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc; tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm của công chức, viên chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; lấy sự hài lòng của khách hàng và kết quả cải cách TTHC làm thước đo mức độ hoàn thành công việc của công chức, viên chức.
c thi pháp luật, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn của địa phương.
![]() |
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được bố trí, sắp xếp bảo đảm đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chức danh, vị trí việc làm gắn với việc tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được quan tâm đúng mức với 96% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn trình độ trở lên. Huyện cũng đã hoàn thiện và bố trí viên chức các đơn vị sự nghiệp theo Đề án vị trí việc làm tạo thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng, tuyển dụng; định kỳ thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa ứng xử tại công sở.
Nhằm hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, huyện Lệ Thủy cũng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động, khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã được trang bị. Số lượng văn bản qua cổng thông tin điện tử, mạng nội bộ của huyện và qua email công vụ ngày càng tăng. Công chức hành chính đã sử dụng thường xuyên địa chỉ email công vụ trong công tác trao đổi, nghiên cứu, góp phần giảm văn bản giấy và tiết kiệm chi phí gửi văn bản qua bưu điện.
Hiện đại hóa hành chính được tăng cường, cơ sở vật chất, trụ sở các cơ quan hành chính, nhất là cấp xã được đầu tư xây dựng khang trang, kiên cố; công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ thông qua sử dụng website, phần mềm quản lý văn bản, số hóa văn bản; hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn được duy trì, cải tiến theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn trên địa bàn.
Với mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, hướng đến sự hài lòng của người dân, thời gian tới, huyện Lệ Thủy tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách TTHC tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, phát triển; tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp gắn với tinh giản biên chế nhằm tinh gọn bộ máy, bố trí công việc theo cơ cấu, chức danh, vị trí việc làm.
Huyện tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, đạo đức công vụ; quan tâm đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, góp phần xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại, vì nhân dân phục vụ.
Th. H