![]() |
"Thương binh tàn nhưng không phế"
(QBĐT) - Là thương binh hạng ¼, song cựu chiến binh Phạm Văn Liếc (1959), thôn Tiền Thiệp, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy luôn nỗ lực vươn lên làm kinh tế giỏi. Ông còn tích cực tham gia các phong trào của địa phương, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới.
Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tháng 5-1978, chàng trai trẻ Phạm Văn Liếc lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Tháng 2 năm 1979, ông bị thương, được đơn vị đưa về Bệnh viện 175 điều trị, sau đó được bệnh viện chuyển về Đoàn 200, Quân khu 4 an dưỡng. Cuối năm 1989, ông được xuất ngũ trở về địa phương với tỷ lệ thương tật 81%.
Mang trong mình thương tật, hoàn cảnh kinh tế gia đình lại khó khăn, các con thơ dại nên ông luôn trăn trở tìm cách làm ăn để thoát nghèo. Năm 2005, với số vốn tích cóp được, gia đình ông mạnh dạn đầu tư xây dựng 230m2 ao hồ để nuôi thả 4.000 con cá trê và các lóc. Mỗi năm 2 vụ cá, trừ chi phí ông cũng thu được lãi ròng khoảng 30-40 triệu đồng.
Nhận thấy diện tích đất trống của gia đình còn lớn nên ông vận động gia đình vay vốn ngân hàng cùng với số tiền tích góp được đầu tư chuồng trại nuôi thêm thỏ, lợn, gà, ngan và cá chình.
Ông Liếc cho biết, để chủ động được các khâu trong chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, ông đã tích cực tham gia các lớp tập huấn kiến thức chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản; đồng thời, chịu khó học hỏi thêm kinh nghiệm chăn nuôi từ trang trại của bà con các địa phương và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Những ngày đầu bắt tay vào làm kinh tế, do thiếu kinh nghiệm chăn nuôi, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật đã có lúc ông tưởng phải bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng ý chí và nghị lực của người lính đã giúp ông vượt qua khó khăn...
Cần cù, chịu khó, nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên những vật nuôi của gia đình ông Liếc luôn phát triển tốt, sản phẩm của gia đình đã có thị trường tiêu thụ ổn định, được các thương lái thu mua ngay tại trang trại. Đến nay, gia đình ông đã có kinh tế ổn định, xây dựng được nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi, 4 người con của ông được học hành đến nơi đến chốn.
Không chỉ phấn đấu làm giàu cho gia đình, ông còn chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xóm về con giống như: gà, cá... nhằm giúp những hộ nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Không chỉ sản xuất giỏi, ông còn thường xuyên tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Từ năm 2006 đến 2016, ông được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Tiền Thiệp, thanh tra nhân dân xã Xuân Thủy và nay là thành viên Ban giám sát cộng đồng xây dựng nông thôn mới xã Xuân Thủy. Trên cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ông Lê Ngọc Thái, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Xuân Thủy cho biết: Ông Phạm Văn Liếc là một cựu chiến binh gương mẫu, được mọi người kính trọng, quý mến. Dù sức khỏe yếu, nhưng ông vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”.
Với những nỗ lực của mình, ông được UBND xã Xuân Thủy, Hội Cựu chiến binh xã tặng nhiều giấy khen. Đặc biệt, năm 2019, ông Phạm Văn Liếc vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích trong lao động, sản xuất, vượt khó vươn lên, chiến thắng thương tật, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.
Phạm Hà
(QBĐT) - Là thương binh hạng ¼, song cựu chiến binh Phạm Văn Liếc (1959), thôn Tiền Thiệp, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy luôn nỗ lực vươn lên làm kinh tế giỏi. Ông còn tích cực tham gia các phong trào của địa phương, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới.
Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tháng 5-1978, chàng trai trẻ Phạm Văn Liếc lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Tháng 2 năm 1979, ông bị thương, được đơn vị đưa về Bệnh viện 175 điều trị, sau đó được bệnh viện chuyển về Đoàn 200, Quân khu 4 an dưỡng. Cuối năm 1989, ông được xuất ngũ trở về địa phương với tỷ lệ thương tật 81%.
Mang trong mình thương tật, hoàn cảnh kinh tế gia đình lại khó khăn, các con thơ dại nên ông luôn trăn trở tìm cách làm ăn để thoát nghèo. Năm 2005, với số vốn tích cóp được, gia đình ông mạnh dạn đầu tư xây dựng 230m2 ao hồ để nuôi thả 4.000 con cá trê và các lóc. Mỗi năm 2 vụ cá, trừ chi phí ông cũng thu được lãi ròng khoảng 30-40 triệu đồng.
Nhận thấy diện tích đất trống của gia đình còn lớn nên ông vận động gia đình vay vốn ngân hàng cùng với số tiền tích góp được đầu tư chuồng trại nuôi thêm thỏ, lợn, gà, ngan và cá chình.
Ông Liếc cho biết, để chủ động được các khâu trong chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, ông đã tích cực tham gia các lớp tập huấn kiến thức chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản; đồng thời, chịu khó học hỏi thêm kinh nghiệm chăn nuôi từ trang trại của bà con các địa phương và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Những ngày đầu bắt tay vào làm kinh tế, do thiếu kinh nghiệm chăn nuôi, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật đã có lúc ông tưởng phải bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng ý chí và nghị lực của người lính đã giúp ông vượt qua khó khăn...
Cần cù, chịu khó, nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên những vật nuôi của gia đình ông Liếc luôn phát triển tốt, sản phẩm của gia đình đã có thị trường tiêu thụ ổn định, được các thương lái thu mua ngay tại trang trại. Đến nay, gia đình ông đã có kinh tế ổn định, xây dựng được nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi, 4 người con của ông được học hành đến nơi đến chốn.
Không chỉ phấn đấu làm giàu cho gia đình, ông còn chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xóm về con giống như: gà, cá... nhằm giúp những hộ nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Không chỉ sản xuất giỏi, ông còn thường xuyên tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Từ năm 2006 đến 2016, ông được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Tiền Thiệp, thanh tra nhân dân xã Xuân Thủy và nay là thành viên Ban giám sát cộng đồng xây dựng nông thôn mới xã Xuân Thủy. Trên cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ông Lê Ngọc Thái, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Xuân Thủy cho biết: Ông Phạm Văn Liếc là một cựu chiến binh gương mẫu, được mọi người kính trọng, quý mến. Dù sức khỏe yếu, nhưng ông vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”.
Với những nỗ lực của mình, ông được UBND xã Xuân Thủy, Hội Cựu chiến binh xã tặng nhiều giấy khen. Đặc biệt, năm 2019, ông Phạm Văn Liếc vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích trong lao động, sản xuất, vượt khó vươn lên, chiến thắng thương tật, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.
Phạm Hà