![]() |
TP. Đồng Hới mở 14 lớp tập huấn, đào tạo nghề phục vụ du lịch
(QBĐT) - Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, TP. Đồng Hới đã tích cực phối hợp với ban, ngành, địa phương tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch trên địa bàn; thống kê, rà soát nhu cầu lao động phục vụ du lịch ở các xã, phường để có phương án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Từ đầu năm đến nay, thành phố phối hợp với Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch mở 14 lớp tập huấn, đào tạo nghề ngắn hạn cho gần 500 nhân viên và chủ cơ sở của các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tham gia.
Các chương trình tập huấn, đào tạo dựa trên cơ sở giáo trình nghiệp vụ của Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam và kết hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Nội dung các lớp đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm: kiến thức về quản lý khách sạn, nhà hàng; kỹ năng nghiệp vụ nhà hàng, lễ tân; kỹ năng giao tiếp trong hoạt động du lịch; nghiệp vụ bàn, buồng; chế biến món ăn Á, Âu; pha chế đồ uống; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm…
Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, nhất là cơ sở lưu trú, nhà hàng cũng đã chủ động đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động của đơn vị nhằm cải thiện phong cách, thái độ phục vụ và nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu của du khách.
N.L
(QBĐT) - Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, TP. Đồng Hới đã tích cực phối hợp với ban, ngành, địa phương tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch trên địa bàn; thống kê, rà soát nhu cầu lao động phục vụ du lịch ở các xã, phường để có phương án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Từ đầu năm đến nay, thành phố phối hợp với Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch mở 14 lớp tập huấn, đào tạo nghề ngắn hạn cho gần 500 nhân viên và chủ cơ sở của các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tham gia.
Các chương trình tập huấn, đào tạo dựa trên cơ sở giáo trình nghiệp vụ của Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam và kết hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Nội dung các lớp đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm: kiến thức về quản lý khách sạn, nhà hàng; kỹ năng nghiệp vụ nhà hàng, lễ tân; kỹ năng giao tiếp trong hoạt động du lịch; nghiệp vụ bàn, buồng; chế biến món ăn Á, Âu; pha chế đồ uống; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm…
Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, nhất là cơ sở lưu trú, nhà hàng cũng đã chủ động đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động của đơn vị nhằm cải thiện phong cách, thái độ phục vụ và nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu của du khách.
N.L