Để dân tộc Chứt có trang phục riêng

  • 02:12, 22/12/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Nhằm giúp dân tộc Chứt có trang phục riêng, ngày 22/12, Viện Dân tộc học-Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Trang phục dân tộc Chứt: Nhu cầu, cách tiếp cận và định hình”.
Toàn cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.
Dân tộc Chứt có dân số dưới 10.000 người, sống tập trung ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh. Người Chứt có 5 nhóm địa phương, bao gồm: Sách, Mày, Mã Liềng, Rục và A Rem. Người Chứt là tộc người duy nhất trong 54 dân tộc Việt Nam chưa có trang phục mang bản sắc văn hóa riêng. 
 
Theo các nhà nghiên cứu, trang phục truyền thống của người Chứt bao gồm: Áo, khố được làm từ vỏ cây rừng, lá rừng, hoặc một số da động vật. Sau này, người Chứt sử dụng các loại trang phục bằng vải từ các tộc người cận cư. Hiện nay, hầu hết người Chứt mặc trang phục như người Kinh. Trong sinh hoạt cộng đồng, người Chứt còn sử dụng trang phục truyền thống của một số tộc người thiểu số khác. Do đó, người Chứt mong muốn có được một bộ trang phục riêng như bao dân tộc anh em khác. 
Các đại biểu dự hội thảo.
Các đại biểu dự hội thảo.
Để người Chứt có trang phục riêng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam-Viện Dân tộc học phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình thực hiện nhiệm vụ khoa học: “Nghiên cứu thực trạng, nhu cầu và định hình trang phục sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình”. Mục tiêu của đề tài là định hình trang phục sinh hoạt cộng đồng dân tộc Chứt ở Quảng Bình dựa trên nhu cầu, nguyện vọng và sự đồng thuận của người dân.
 
Trong khuôn khổ đề tài này và hội thảo khoa học với chủ đề: “Trang phục dân tộc Chứt: Nhu cầu, cách tiếp cận và định hình” nhằm báo cáo kết quả đề tài và tham khảo ý kiến từ các nhà quản lý, nhà khoa học, đơn vị, địa phương liên quan, nhất là sự đồng thuận của đại diện đồng bào dân tộc Chứt về các mẫu trang phục sinh hoạt cộng đồng đã được nhóm nghiên cứu xây dựng từ nhu cầu, ý tưởng, đề xuất của chủ thể văn hóa thông qua các chuyến khảo sát tại huyện Bố Trạch, Minh Hóa và Tuyên Hóa.  
Các mẫu trang phục được thiết cho đồng bào dân tộc Chứt.
Các mẫu trang phục được thiết cho đồng bào dân tộc Chứt.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã có nhiều ý kiến, luận cứ cho việc xây dựng bộ trang phục mang bản sắc dân tộc Chứt; cách tiếp cận trong định hình trang phục dân tộc Chứt; đề xuất trang phục, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất mẫu trang phục cho người Chứt…
X.V

tin liên quan

Bài ca người lính
Bài ca người lính

(QBĐT) - Có một bài ca ngân mãi trong tôi

tôi gặp lại tôi

một thời trai trẻ

Vọng từ trái tim

lời ru của mẹ

đi theo tôi

năm tháng

cuộc đời

Ký ức người lính Trường Sơn
Ký ức người lính Trường Sơn

(QBĐT) - Ngày tôi vào quân ngũ

Không quân hàm quân hiệu

Chỉ chiếc ba lô nặng mùi sương gió

Đi suốt dặm đường Trường Sơn

Mang bao gian khó

Làm nên con đường hữu nghị Việt-Lào

Để tiếng chiêng mãi ngân xa
Để tiếng chiêng mãi ngân xa

(QBĐT) - Những bản làng ẩn mình dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ vang vọng mãi tiếng chiêng, tiếng trống hội rộn ràng. Những đứa trẻ say mê trong những điệu dân ca, dân vũ truyền thống và nơi ấy, bao mái nhà sàn lại rộn rã đón bước chân của du khách bốn phương ghé lại. Đó là bức tranh tương lai sinh động về cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Bình-một cộng đồng mang trong mình những di sản văn hóa độc đáo.