Khai trương thư viện tư nhân về chiến tranh Việt Nam

  • 02:10, 15/10/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng hiện lưu giữ và trưng bày hơn 10.000 bản sách, chuyên san, ấn phẩm các loại, của các chính trị gia, các nhà sử học và cả các quan chức Chính phủ, các tướng lĩnh quân đội Mỹ nghiên cứu, viết về chiến tranh Việt Nam.
 Nhiều tư liệu quý hiếm bằng tiếng Anh tại thư viện.
Nhiều tư liệu quý hiếm bằng tiếng Anh tại thư viện.
Thư viện tư nhân với hàng nghìn tư liệu và hiện vật chiến tranh do Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, cùng bạn bè dày công sưu tầm, thu thập qua nhiều năm đã mở cửa đón công chúng, bạn đọc tại tầng 2, tòa nhà Almal, quận Long Biên, Hà Nội.
 
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng hiện lưu giữ và trưng bày hơn 10.000 bản sách, chuyên san, ấn phẩm các loại, chủ yếu bằng tiếng Anh của các tác giả là chính trị gia, các nhà sử học và có cả các quan chức chính phủ, các tướng lĩnh quân đội Mỹ nghiên cứu, viết về chiến tranh Việt Nam; nhiều tờ báo, tạp chí của các viện nghiên cứu và các loại ấn phẩm khác.
 
Đây là nguồn tư liệu vô cùng phong phú và quý giá có thể cung cấp một góc nhìn khác cho các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm về lịch sử cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đồng thời hiểu rõ hơn những quyết định và tính toán sai lầm của đối phương trong cuộc chiến Việt Nam.
 
Bên cạnh đó, thư viện còn có các bản đồ địa lý Việt Nam và Đông Nam Á từ xưa đến nay ở dạng số hóa; 2 bộ sưu tập bản đồ toàn thể lãnh thổ, và các thành phố lớn của Việt Nam do Cơ quan Địa chính Hoa Kỳ và Quân đội Hoa Kỳ vẽ và ấn hành trong Chiến tranh Việt Nam; hơn 100 bức tranh cổ động về phong trào thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam; bộ sưu tập tem Việt Nam và tem do thế giới phát hành nhân các sự kiện lịch sử trọng đại của Việt Nam.
 
Thư viện cũng đã sưu tầm, tiếp nhận và trưng bày các hiện vật là những tư trang, quân dụng và các đồ dùng, kỉ vật cá nhân của bộ đội ta do cựu chiến binh Mỹ lấy được từ chiến trường Việt Nam mang về Mỹ. Điều đó sẽ góp phần giúp cho chúng ta có cái nhìn về truyền thống và sự hy sinh lớn lao trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, bảo vệ Tổ quốc.
 
Thư viện cũng đã thu thập nhiều phim ảnh tư liệu về Chiến tranh Việt Nam, các ca khúc phản đối chiến tranh khắp thế giới được ghi lại trên đĩa CD.
 
Hiện thư viện đã xây dựng quy chế hoạt động, sẵn sàng phục vụ bạn đọc tới thư viện tra cứu, tìm đọc những sách báo tài liệu cần nghiên cứu theo chủ đề quan tâm của mình. Thư viện cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện giúp bạn đọc có thể đăng ký làm thẻ đọc tại thư viện và phục vụ các yêu cầu của người đọc trong điều kiện cho phép.
 
Được biết, để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, sau khi mở cửa khai trương, thư viện cũng sẽ tiếp tục tìm kiếm, bổ sung các nguồn tư liệu, sách báo, các ấn phẩm ở trong và ngoài nước nhằm tăng số đầu sách trong thư viện; biên dịch, xuất bản các cuốn sách có giá trị phục vụ cho bạn đọc; mở rộng quan hệ với các trung tâm tư liệu, thư viện, bảo tàng, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước để trao đổi, hợp tác cùng phát triển dựa trên nhu cầu của xã hội.
 
Thư viện cũng sẽ hợp tác với các đơn vị chức năng xây dựng các bộ phim về chiến tranh, sẽ công bố những hiện vật của các chiến sĩ ta sưu tầm được từ Mỹ với mong muốn góp phần giúp các gia đình tìm lại người thân của mình.
 
Theo Nhật Nam (Chinhphu.vn) 
 

tin liên quan

"Người tuyết bé nhỏ" bị gỡ khỏi các rạp vì cài cắm đường lưỡi bò?
"Người tuyết bé nhỏ" bị gỡ khỏi các rạp vì cài cắm đường lưỡi bò?
Nhiều khán giả khi xem phim đã phát hiện hình ảnh đường lưỡi bò được cài cắm trong một số phân cảnh.
 
Giọng quê cứ thế tìm về
Giọng quê cứ thế tìm về

(QBĐT) - Là con gái xứ Lệ, lớn lên bằng những câu hò khoan qua lời ru của bà, của mẹ, nghệ nhân dân gian Việt Nam (NNDGVN) Võ Thị Hồng Liên lấy chồng, lập nghiệp ở quê chồng (thôn Giữa, xã Vạn Ninh, Quảng Ninh) và luôn mang theo bên mình những câu dân ca xứ sở. Với nghệ nhân Hồng Liên, hò khoan đã thấm vào máu thịt, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bà, vui hay buồn bà đều trải lòng theo các làn điệu bằng cái giọng quê mộc mạc, ngọt ngào.

Thương sao nghĩa rộng tình dày
Thương sao nghĩa rộng tình dày
(QBĐT) - Anh đã về trong tiếng quân reo
Trong nỗi nhớ em mong
Trong yêu thương mẹ đợi
Trong dàn hợp ca mùa xuân có tiếng chim tiếng suối
Có tiếng vỡ đất cày cho no ấm mọc lên