Minh Hóa: Hội thảo khoa học phục dựng chùa Tân Kiều

  • 08:05, 16/05/2018
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Vừa qua, Hội Di sản văn hóa Việt Nam huyện Minh Hóa đã tổ chức hội thảo khoa học phục dựng chùa Tân Kiều, xã Yên Hóa (huyện Minh Hóa). Đây là ngôi chùa có liên quan đến truyền thuyết về lèn ông Ngoi, thác Bụt và Hội rằm tháng ba Minh Hóa.

Các đại biểu tham gia hội thảo về phục dựng chùa Tân Kiều.
Các đại biểu tham gia hội thảo về phục dựng chùa Tân Kiều.

Mặc dù, hiện nay chùa Tân Kiều không còn nữa, nhưng nhiều ý kiến của các cụ cao niên trong huyện khẳng định, trước đây chùa Tân Kiều hình thành vào đầu thế kỷ XX, do nhân dân Tổng Cơ Sa ( huyện Minh Hóa) góp công, góp của tạo dựng.

Thời điểm đó chùa được làm bằng gỗ, mái lợp tranh, nền đất. Khuôn viên chùa hẹp nằm ở địa hình dốc, nên thường bị mưa lũ xói lở. Trông coi chùa và hành lễ là sãi các làng của Tổng Cơ Sa. Về sau những năm 50 của thế kỷ trước, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên chùa Tân Kiều đã bị xuống cấp, hư hỏng.

Tại hội thảo, các tham luận và ý kiến phát biểu đều tập trung vào vấn đề cần phải phục dựng chùa Tân Kiều. Theo thạc sĩ văn hóa Lê Hùng Phi, việc phục dựng chùa Tân Kiều là phục dựng một di tích, danh thắng, một địa chỉ sinh hoạt văn hoá tâm linh nhằm gắn kết cộng đồng, tạo thêm một điểm du lịch mới cho Minh Hóa, Quảng Bình. Và việc phục dựng chùa nên theo phương châm xã hội hóa.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số ý kiến phân vân: Chùa nên xây dựng ở vị trí nào, kiến trúc của chùa ra sao, cần những vật phẩm nào để đặt trong chùa…

Phát biểu tại hội thảo, lãnh đạo huyện Minh Hóa cảm ơn những đóng góp của các bậc cao niên, những nhân chứng đã đưa ra nhiều ý kiến của đại biểu liên quan đến công tác phục dựng chùa Tân Kiều. Huyện rất quan tâm vấn đề nàyvà sẽ giao cho các ban, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, tập hợp, thống nhất các ý kiến về chùa Tân Kiều để tiến hành các thủ tục sớm phục dựng lại ngôi chùa, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương.

Thùy Linh
(Đài TT-TH Minh Hóa)


 

tin liên quan

Về Đại Phong, thăm Đại Phúc thần miếu
Về Đại Phong, thăm Đại Phúc thần miếu

(QBĐT) - Đại Phúc thần miếu – công trình văn hóa tâm linh ấy được xây dựng trong sự hân hoan của bao thế người Đại Phong (Phong Thủy, Lệ Thủy) và bằng cả tấm lòng của một người con xa quê luôn hướng tâm về quê cha, đất mẹ. Giờ thì mảnh đất này thể tự hào rằng họ đã có một nơi chốn tâm linh để đi về, để tìm thấy những thanh tịnh giữa những ồn ã, xô bồ của cuộc sống mưu sinh.

Không gian sách về vị cha già của dân tộc giữa lòng Thủ đô Hà Nội
Không gian sách về vị cha già của dân tộc giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Hội chợ sách cũ Hà Nội tháng năm sẽ kéo dài từ ngày 17 đến 20-5 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

8 giải A sáng tác theo chủ đề học, làm theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh
8 giải A sáng tác theo chủ đề học, làm theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 13-5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh," đợt 1 (2016- 2018).