Gặp lại những cuốn sách quý xuất bản từ trước năm 1945

  • 01:09, 04/09/2017
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

Triển lãm “Về chốn thư hiên” sẽ chính thức khai mạc vào ngày 8-9 tại đường sách Nguyễn Văn Bình (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Nhiều ấn phẩm quý hiếm, xuất bản từ trước năm 1945 sẽ được trưng bày tại đây như: “Vang bóng một thời” (Nguyễn Tuân) - bản in năm 1940, có chữ ký của tác giả cùng năm phụ bản tranh khắc gỗ đẹp mắt của họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung; bộ ấn phẩm “Kim Vân Kiều tân truyện” (gồm ba cuốn của nhà Đông phương học người Pháp Albel Des Michels, trong đó có hai cuốn song ngữ Việt-Pháp và một cuốn chữ Nôm) xuất bản năm 1884-1885…

Bên cạnh đó, tại triển lãm lần này, độc giả còn có cơ hội gặp lại “Lều chõng” (Ngô Tất Tố) - bản in năm 1941 của Nhà xuất bản Mai Lĩnh, “Ngồi tù khám lớn” (Phan Văn Hùm) - bản in năm 1929 của Nhà in Bảo Tồn…

Ông Lê Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Giám đốc Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong khuôn khổ triển lãm, tọa đàm “Ngành xuất bản Việt Nam - Thực trạng và triển vọng” sẽ được tổ chức vào sáng 10-9.

 Ấn bản
Ấn bản "Kim Vân Kiều tân truyện." (Ảnh: BTC)

Sau đó, nhiều cuốn sách quý (có thủ bút, lời đề tặng của tác giả hoặc dịch giả) sẽ được bán đấu giá: “Xã hội Việt Nam qua bút ký của người nước ngoài” (Lê Nguyễn), “Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885" (Lê Tiến Công), “Kẻ trộm sách” (tác giả M. Zusak, dịch giả Cao Xuân Việt Khương), "Người xa lạ" (tác giả Albert Camus, dịch giả Thanh Thư), “Nằm vạ” Bùi Hiển (bản in năm 1941 của Nhà xuất bản Đời Nay)…

Toàn bộ số tiền thu được từ phiên đấu giá sẽ dùng để ủng hộ việc thành lập Thư viện Nguyễn An Ninh./.

Theo An Ngọc (Vietnam+)

tin liên quan

Lễ hội đua trải Đồng Hới: Lưu giữ nét đẹp văn hóa và giá trị nhân văn
Lễ hội đua trải Đồng Hới: Lưu giữ nét đẹp văn hóa và giá trị nhân văn

(QBĐT) - Lễ hội đua trải Đồng Hới đã có từ xa xưa gắn với quá trình hình thành cộng đồng dân cư nơi đây. Lễ hội đua trải ngoài ý nghĩa đua tài, rèn luyện sức vóc, biểu thị kỹ năng sông nước còn là một thể thức tín ngưỡng cư dân sông nước vùng Đồng Hới. Trải qua thăng trầm của thời gian, lễ hội đua trải Đồng Hới vẫn thể hiện bản sắc văn hóa biển đầy sinh động, gần gũi, lối ứng xử đầy tính nhân văn, tinh thần thượng võ, gắn kết tình yêu cộng đồng... của người Đồng Hới.

Mùa ruốc biển
Mùa ruốc biển

(QBĐT) - Mùa ruốc biển

Tự khúc ngày về
Tự khúc ngày về

(QBĐT) - Tôi về nằm với rạ rơm
Lắng nghe hạt thóc dẻo thơm cựa mình
Ngang chiều ngọn gió lặng thinh
Chạm vào kí ức sân đình rêu phong…