Cung cấp thông tin người tham khảo là yếu tố quan trọng trong quá trình tìm việc. Mặc dù hiểu được điều này và giá trị của thông tin tham khảo nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn gặp phải những sai lầm phổ biến giống nhau hết lần này đến lần khác. Bạn có mắc các lỗi này khi viết thông tin người tham khảo trong CV không?
Không xin phép
Theo các chuyên gia nhân sự của thương hiệu tuyển dụng và việc làm uy tín CareerLink thì bất cứ khi nào bạn cung cấp thông tin chi tiết của ai đó ở mục người tham khảo, bạn nên xin phép họ một cách lịch sự. Không chỉ vậy, việc không thông báo trước cho người tham khảo có thể khiến họ bất ngờ và hoang mang. Tất nhiên, điều này không đến mức khiến họ đưa ra đánh giá khiến bạn bị loại khỏi quá trình tuyển dụng. Mặc dù vậy, nó có thể khiến các ý kiến mà họ đưa ra về bạn không được thuận lợi như mong đợi.
![]() |
Vì lý do này, bạn chỉ nên cung cấp thông tin liên lạc của người tham khảo khi đã nhận được sự đồng ý từ họ.
Không chia sẻ mô tả công việc với người tham khảo để họ có thể hiểu rõ hơn về vị trí bạn đang ứng tuyển
Nhiều nhà tuyển dụng sẽ cho bạn biết trước khi họ sẽ liên lạc với người tham khảo. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên thông báo trước cho người tham khảo của mình để họ biết ai sẽ liên lạc với họ và cung cấp cho họ bản sao cập nhật CV của bạn.
Bạn có thể phải nhắc lại cho người tham khảo nhớ về các dự án cụ thể mà bạn đã làm hoặc kết quả bạn đã đạt được để có thể dùng làm chủ đề thảo luận. Ngoài ra, hãy cân nhắc nhờ họ nói về một số kỹ năng nhất định, chẳng hạn như khả năng lãnh đạo, độ tin cậy, tư duy phản biện, giao tiếp và làm việc nhóm. Nhiều nhà tuyển dụng quan tâm nhiều hơn đến những kỹ năng mềm cụ thể này hơn là các khả năng kỹ thuật như tính toán, phân tích…
Liệt kê quá nhiều người tham khảo
Nếu nghĩ càng đưa nhiều người tham khảo vào CV càng tốt thì bạn cần nhận ra thực tế là nhà tuyển dụng tiềm năng thường tìm kiếm chất lượng hơn là số lượng. Việc đưa vào quá nhiều người tham khảo cũng khiến họ khó nhận ra ai là người có liên quan nhất.
Để tránh lỗi này, chỉ nên đưa vào những người tham khảo có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Song song đó, hãy chọn những cá nhân có thể chứng thực các kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm làm việc của bạn có liên quan nhất đến vị trí đó.
Chọn một người sẽ đưa ra cho bạn đánh giá công bằng nhưng không tích cực
Mặc dù bạn nghĩ mình là một nhân viên tuyệt vời nhưng người quản lý cũ của bạn có thể không cảm thấy như vậy. Do đó, nếu bạn không chắc chắn một chút nào về vị trí của mình, hãy hỏi trước những người tham khảo xem họ sẽ nói gì về bạn. Nếu họ không có ý định tâng bốc bạn một chút, hãy xóa họ khỏi danh sách tham khảo và chuyển sang người tiếp theo.
Chọn đồng nghiệp thay vì quản lý của bạn làm người tham khảo
Lý tưởng nhất là người tham khảo của bạn nên là những người quản lý trước đây, những người bạn đã làm việc cùng trong ít nhất năm qua, trực tiếp làm việc với bạn và có thể cung cấp thông tin chi tiết về công việc bạn đã làm.
Đồng nghiệp hiếm khi được chấp nhận làm người tham khảo vì họ không thể cung cấp cùng mức độ hiểu biết và xác minh như người quản lý. Đôi khi, việc chọn nhà quản lý làm người tham khảo có thể rất khó khăn, đặc biệt là nếu bạn vẫn đang làm việc cho họ. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về việc nhờ người quản lý làm người tham khảo, lời khuyên là bạn nên thảo luận lý do với nhà tuyển dụng tiềm năng.
![]() |
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy luôn nhớ cảm ơn những người tham khảo vì sự giúp đỡ của họ. Những người tham khảo tốt cực kỳ có giá trị và bạn không bao giờ biết khi nào bạn có thể cần đến sự giúp đỡ của họ trong tương lai. Hy vọng rằng, nếu bạn không mắc phải bất kỳ lỗi nào trong việc chọn người tham khảo trên đây, bạn sẽ không cần đến họ trong một thời gian nữa.