Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

  • 07:06, 23/06/2025
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Theo chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 23/6 Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật; sau đó tiến hành thảo luận tổ về một số dự án luật.
 
Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. 
 
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: Dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự. 
 
Trong phiên họp buổi chiều: Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; dự án Luật Dẫn độ.
 
Trước đó, trong phiên họp buổi chiều ngày 20/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. 
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội.
Tiếp đó, Quốc hội thảo luận các nội dung về: Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn-Pleiku; Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1.
 
Tại phiên thảo luận có 6 đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, cụ thể như sau:
 
Về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn-Pleiku: Các ý kiến đại biểu nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên; tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị trong khu vực. Bên cạnh đó, các đại biểu đã thảo luận về tiến độ và tổ chức thực hiện dự án; các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt triển khai đầu tư dự án; đồng thời, đề nghị việc phân chia các dự án thành phần phải bám sát các yếu tố kỹ thuật trên cơ sở đặc điểm địa hình khu vực triển khai dự án.
 
Về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh: Các ý kiến đại biểu thống nhất với sự cần thiết đầu tư dự án và đánh giá dự án mang tính chiến lược kết nối các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Nam Bộ, mở rộng giao thương với Tây Nam bộ, Tây Nguyên và các vùng kinh tế trọng điểm khác trên cả nước, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và các địa phương liên quan.
 
Bên cạnh đó, các đại biểu đã đóng góp ý kiến về: Hình thức đầu tư và phân chia dự án thành phần; tiến độ, triển khai thực hiện dự án; sơ bộ tổng mức đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; cơ chế, chính sách triển khai đầu tư dự án.
 
Có ý kiến đại biểu băn khoăn về vấn đề đường song hành và đường song hành đầu tư bằng phương án đầu tư công không thu phí sẽ ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án BOT đường vành đai 4; đồng thời, đề nghị bổ sung một số nội dung trong hồ sơ dự án và yêu cầu việc lựa chọn thiết kế mẫu kiến trúc cầu, đường phải bảo đảm chất lượng, thẩm mỹ.
 
Về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1: Các ý kiến đại biểu đánh giá, việc tăng tổng mức đầu tư dự án là kịp thời và cần thiết, qua đó bảo đảm tính đồng bộ, khả thi của dự án. Bên cạnh đó, các đại biểu đã phân tích, làm rõ cơ cấu nguồn vốn của dự án, đồng thời, đề nghị bổ sung đầu tư nút giao thông khác mức liên thông với đường Mỹ Xuân-Ngãi Giao.
 
Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
 
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.
Theo TTXVN/Báo Tin tức và Dân tộc

tin liên quan

Ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

(QBĐT) - Chiều 23/6, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và tổng kết đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 

Rà soát tình hình, kết quả thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính
Rà soát tình hình, kết quả thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính

(QBĐT) - Chiều 23/6, tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc họp để nghe các sở, ngành liên quan báo cáo tình hình, kết quả thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Quảng Trị (mới).

Thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy
Thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy

(QBĐT) - Sáng 23/6, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW, ngày 19/6/2025 của BCĐ về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.