Virus SARS-CoV-2 gây ra Covid-19 tấn công phổi và hệ hô hấp, đôi khi gây ra những tổn thương đáng kể. Người mắc Covid-19 thường bị viêm phổi và thậm chí là hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), một tổn thương phổi nặng. Phục hồi chức năng phổi là có thể nhưng đòi hỏi có liệu pháp và các bài tập trong nhiều tháng sau khi điều trị nhiễm trùng. Vì vậy người bệnh cần phải tập thở để phục hồi.
* Lợi ích của các bài tập thở
Các bác sĩ cho rằng, hít thở sâu có thể giúp phục hồi chức năng cơ hoành và tăng dung tích phổi. Mục đích là để phát triển khả năng hít thở sâu trong bất kì hoạt động nào, không chỉ khi nghỉ ngơi. Các bài tập thở sâu cũng có thể giảm bớt cảm giác lo lắng và căng thẳng, thường xảy ra đối với những người đã trải qua các triệu chứng nghiêm trọng hoặc phải nhập viện. Chất lượng giấc ngủ cũng có thể được cải thiện nhờ các bài tập thở này.
Bất kì ai cũng có thể hưởng lợi từ các kĩ thuật thở sâu, nhưng chúng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phục hồi sau nhiễm Covid-19. Các bài tập có thể được bắt đầu tại nhà trong thời gian tự cách li và dễ dàng kết hợp vào thói quen hằng ngày của mọi người.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ không bắt đầu các bài tập và cần liên hệ với bác sĩ nếu: Bị sốt; bị hụt hơi hoặc khó thở khi nghỉ ngơi; có bất kì cơn đau ngực hoặc hồi hộp (“rung rinh” của tim trong lồng ngực) nào; bị sưng chân mới.
Và người bệnh cần ngừng ngay tập thể dục ngay lập tức nếu chúng ta xuất hiện bất kì triệu chứng nào sau đây như: Chóng mặt, khó thở hơn bình thường, đau ngực, da mát lạnh, mệt mỏi quá mức, nhịp tim không đều.
![]() |
* Thở bằng bụng
Hít thở sâu phục hồi chức năng phổi bằng cách sử dụng cơ hoành. Hít thở bằng mũi tăng cường cơ hoành và khuyến khích hệ thần kinh thư giãn và tự phục hồi. Khi hồi phục sau một căn bệnh về đường hô hấp như Covid-19, điều quan trọng là không nên vội vàng hồi phục. Bài tập thở sâu này được chia thành các giai đoạn để tính đến khả năng của từng cá nhân. Hãy bắt đầu với giai đoạn 1, và chỉ tăng số lần lặp lại hoặc chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi bạn có thể hoàn thành bài tập mà không cảm thấy quá hụt hơi.
Chẳng hạn như giai đoạn 1 là hít thở sâu khi nằm ngửa với các động tác:
- Nằm ngửa và co đầu gối sao cho phần dưới bàn chân nằm trên giường:
- Đặt tay lên trên bụng hoặc vòng qua hai bên bụng.
- Nhắm môi lại và đặt lưỡi lên vòm miệng.
- Hít vào bằng mũi và kéo không khí xuống bụng, nơi đặt tay. Cố gắng tách các ngón tay ra theo nhịp thở.
- Từ từ thở ra bằng mũi.
- Lặp lại hít thở sâu trong một phút.
![]() |
Giai đoạn 2 là hít thở sâu khi nằm sấp:
- Nằm sấp và gối đầu lên tay để có khoảng trống thở.
- Nhắm môi lại và đặt lưỡi lên vòm miệng.
- Hít vào bằng mũi và kéo không khí xuống dạ dày. Cố gắng tập trung vào bụng đang ấn vào nệm khi bạn thở.
- Từ từ thở ra bằng mũi.
- Lặp lại hít thở sâu trong một phút.
Chú thích ảnh
Giai đoạn 3 là hít thở sâu khi ngồi:
- Ngồi thẳng trên mép giường hoặc trên ghế chắc chắn.
- Đặt tay quanh hai bên bụng.
- Nhắm môi lại và đặt lưỡi lên vòm miệng.
- Hít vào bằng mũi và kéo không khí xuống bụng, nơi đặt tay. Cố gắng tách các ngón tay ra theo nhịp thở.
- Từ từ thở ra bằng mũi.
- Lặp lại hít thở sâu trong một phút.
Giai đoạn 3 là hít thở sâu khi đứng:
- Đứng thẳng và đặt hai tay quanh hai bên bụng.
- Nhắm môi lại và đặt lưỡi lên vòm miệng.
- Hít vào bằng mũi và kéo không khí xuống bụng, nơi đặt tay. Cố gắng tách các ngón tay ra theo nhịp thở.
- Từ từ thở ra bằng mũi.
- Lặp lại hít thở sâu trong một phút.
![]() |
* Ngáp để cười
Bài tập này kết hợp chuyển động với hít thở sâu, giúp tăng khả năng phối hợp và tăng sức mạnh ở cánh tay và vai. Nó cũng mở ra các cơ trong lồng ngực của chúng ta để tạo không gian cho cơ hoành mở rộng.
- Ngồi thẳng trên mép giường hoặc trên ghế chắc chắn.
- Đưa cánh tay qua đầu và tạo ra một cái ngáp dài.
- Đưa cánh tay của bạn xuống và kết thúc bằng cách mỉm cười trong ba giây.
- Lặp lại trong một phút.
* Ngâm nga
Ngâm nga trong khi thở ra giúp tăng sản xuất oxit nitric trong cơ thể. Nitric oxide giúp làm mềm thần kinh (xây dựng và sửa chữa hệ thần kinh) và làm giãn nở các mạch máu, cho phép cung cấp nhiều oxy hơn đến khắp cơ thể. Tiếng kêu cũng làm dịu và nhẹ nhàng, giảm căng thẳng và nó có thể giúp bệnh nhân duy trì trong chế độ phục hồi.
![]() |
- Ngồi thẳng trên mép giường hoặc trên ghế chắc chắn.
- Đặt tay quanh hai bên bụng.
- Hít môi lại và đặt lưỡi trên vòm miệng, hít vào bằng mũi và kéo không khí xuống bụng nơi đặt tay. Cố gắng tách các ngón tay ra theo nhịp thở.
- Khi phổi đã đầy, hãy giữ môi khép lại và thở ra trong khi ngâm nga, tạo ra âm thanh “hmmmmmm”. Chú ý cách hai tay hạ thấp lưng xuống.
- Một lần nữa, hít vào bằng mũi, sau đó thở ra bằng mũi trong khi ngâm nga.
- Lặp lại trong một phút.
Theo Mạnh Hào (TTXVN)