Tập huấn "Phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ"

  • 02:08, 28/08/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Ngày 28/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức tập huấn "Phòng chống bệnh đậu mùa khỉ" cho đội ngũ cán bộ y tế trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh của trung tâm y tế 8 huyện, thị xã, thành phố; Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới và 1 số bệnh viện, phòng khám ngoài công lập.
 
Tại lớp tập huấn, học viên được cập nhật các kiến thức liên quan đến đậu mùa khỉ, như: Đặc điểm chung bệnh đậu mùa khỉ; tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ; hướng dẫn giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam; các biện pháp phòng, chống và xử lý ổ dịch… 
CDCQB tập huấn “Phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ” cho cán bộ y tế trực tiếp phòng chống dịch.
CDC tỉnh tập huấn “Phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ” cho cán bộ y tế trực tiếp làm công tác phòng, chống dịch.
Bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958. Ca bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô.
 
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
 
Thời gian ủ bệnh thường từ 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban... 
Các học viên tham gia lớp tập huấn.
Các học viên tham gia lớp tập huấn.
Từ tháng 5/2022 đến nay, dịch bệnh đậu mùa khỉ có diễn biến bất thường, đã ghi nhận dịch tại 12 quốc gia khu vực châu Âu. Một số quốc gia gần với nước ta, như: Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia cũng đã ghi nhận ca bệnh xâm nhập. 
 
Đặc biệt, trong năm 2024, nhất là 2 tháng gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận sự gia tăng cao bất thường số trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, với khoảng 15.600 người mắc, trong đó có trên 537 trường hợp tử vong.
 
Ngoài ra, 4 nước láng giềng (Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda) cũng đã ghi nhận các trường hợp mắc đậu mùa khỉ có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh đang xảy ra tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô. Hai nước khác ngoài khu vực châu Phi (Thụy Điển, Pakistan) cũng ghi nhận trường hợp mắc đậu mùa khỉ. 
Giảng viên cập nhật kiến thức về dịch bệnh Đậu mùa khỉ.
Giảng viên cập nhật kiến thức về dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Trước diễn biến của dịch đậu mùa khỉ lần này và nguy cơ lây lan sang các quốc gia khác, ngày 14/8/2024, WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế (PHEIC) đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ. 
 
Để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ trong nước và xâm nhập, kiểm soát dịch kịp thời không để bùng phát diện rộng, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong, Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ; giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ ngay tại cửa khẩu; giám sát chủ động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 
WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh Đậu mùa khỉ ngày 14/8/2024.
WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ ngày 14/8/2024.
Đồng thời, tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát, các biện pháp phòng chống, chăm sóc, điều trị, phòng, chống lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám chữa bệnh; chủ động, sẵn sàng thuốc, thiết bị y tế, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng chống dịch.
Nội Hà

tin liên quan

Phấn đấu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030
Phấn đấu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030

(QBĐT) - Việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con có ý nghĩa rất quan trọng, đây là một trong những giải pháp góp phần giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ.

An toàn thực phẩm mùa nắng nóng
An toàn thực phẩm mùa nắng nóng

(QBĐT) - Thời tiết nắng nóng là thời điểm dễ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Bố Trạch: Chủ động phòng, chống sốt xuất huyết
Bố Trạch: Chủ động phòng, chống sốt xuất huyết
(QBĐT) - Tính đến sáng 24/8, Bố Trạch là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất tỉnh: 277 ca, tăng 6 lần so với cùng kỳ năm 2023.