![]() |
Tính đến ngày 12/9/2023, huyện Bố Trạch 964 ca (trong đó riêng xã Liên Trạch 500 ca, xã Hưng Trạch 159 ca…), huyện Tuyên Hóa 2.397 ca (trong đó, thị trấn Đồng Lê 668 ca, xã Tiến Hóa 282 ca). Đối tượng mắc chủ yếu là học sinh mầm non và tiểu học.
Nhằm chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, nhất là trong thời gian bước vào năm học mới, Sở Y tế đã đưa ra các biện pháp, như: Tăng cường công tác truyền thông cho người dân hiểu biết về dịch bệnh đau mắt đỏ, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các biện pháp ngăn, tránh lây lan trong trường học nếu xuất hiện các trường hợp trẻ bị đau mắt đỏ; chỉ đạo Trung tâm Mắt-Nội tiết phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tìm nguyên nhân và hỗ trợ tuyến y tế cơ sở để phòng, chống bệnh đau mắt đỏ.
Phó Giám đốc Trung tâm Mắt-Nội tiết Nguyễn Linh Ngọc cho biết: Với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt, bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu là một mắt và sau lan ra mắt còn lại. Bệnh dễ lây lan trong cộng đồng và thường gây thành dịch. Để chủ động phòng dịch bệnh đau mắt đỏ, chúng ta cần thực hiện một số khuyến cáo sau: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường, không dùng các vật dụng cá nhân chung như lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính, gối…; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; vệ sinh mắt, mũi, miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý và các dung dịch nhỏ mắt thông thường; thường xuyên lau chùi các vật dụng trong gia đình thường xuyên và giữ môi trường xung quanh sạch sẽ; hạn chế tiếp xúc với người bệnh và những người nghi bị bệnh đau mắt đỏ, khi nói chuyện, tiếp xúc phải đeo khẩu trang…
Khi bị đau mắt đỏ không tự ý mua thuốc điều trị, không tự ý dùng những biện pháp của dân gian như xông lá trầu không hoặc đắp nước muối; nên đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị nếu bị đau mắt đỏ.