Sáng 27-9, Việt Nam còn 16.829 người đang cách ly phòng dịch COVID-19

  • 09:09, 27/09/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Tính đến 6 giờ ngày 27-9, Việt Nam không có thêm ca mắc mới COVID-19, còn 16.829 người đang cách ly phòng dịch COVID-19.
Phòng dịch COVID-19 khi mở lại các đường bay. Ảnh: TTXVN.
Phòng dịch COVID-19 khi mở lại các đường bay. Ảnh: TTXVN.
Tính đến 6 giờ ngày 27-9, Việt Nam có tổng cộng 1.069 ca mắc COVID-19, trong đó có 691 ca mắc do lây nhiễm trong nước, số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25-7 đến nay là 551 ca.
 
Hiện, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 16.829 người, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 272 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác 10.995 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 5.562 người.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính với virus SARS-CoV-2 lần 1 là 4 ca, lần 2 là 5 ca, lần 3 là 13 ca.
 
Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 là 35 ca, số ca điều trị khỏi là 999 ca.
 
Như vậy, Việt Nam cũng đã có 25 ngày không ghi nhận ca bệnh ngoài cộng đồng. Tuy nhiên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 nhận định, tình hình trên thế giới vẫn rất phức tạp, nhiều nước dịch đã bùng phát trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp kiểm soát, cách ly xã hội.
 
Đặc biệt, ở nước ta công tác phòng chống dịch sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi mùa đông sắp đến, điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus phát triển, lây lan. Trong khi, tâm lý trong xã hội lại bắt đầu xuất hiện có sự chủ quan, lơ là sau khoảng 3 tuần chúng ta không ghi nhận ca nhiễm mới.
 
Vì vậy, để phòng chống dịch trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, nhất là khi đi ra ngoài và khi về nhà. Bên cạnh đó, hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết; hạn chế tụ tập đông người; giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét tại các khu vực công cộng.
 
Mỗi hộ gia đình cần thực hiện vệ sinh nhà cửa, lau bề mặt, nền nhà, vật dụng bằng các chất tẩy rửa thông thường. Đặc biệt đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, công tắc điện... vệ sinh ít nhất 1 lần/ngày...
 
Người dân cũng cần kiểm tra thân nhiệt hàng ngày, thông báo kịp thời với cơ sở y tế các trường hợp có dấu hiệu sốt, ho, khó thở.
 
Theo Tạ Nguyên (Báo Tin tức)

tin liên quan

Xóa bỏ thói quen sử dụng bao cấp các phương tiện tránh thai
Xóa bỏ thói quen sử dụng bao cấp các phương tiện tránh thai

(QBĐT) - Hiện nay, thói quen sử dụng miễn phí các phương tiện tránh thai (PTTT) của người dân Quảng Bình đang dần được xóa bỏ. Thay vào đó, nhiều người dân đã lựa chọn và chấp nhận trả chi phí PTTT phù hợp với điều kiện kinh tế của mình. 

Bộ Y tế: Khánh thành kết nối 1.000 bệnh viện khám, chữa bệnh từ xa
Bộ Y tế: Khánh thành kết nối 1.000 bệnh viện khám, chữa bệnh từ xa

(QBĐT) - Chiều 25-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đã dự lễ khánh thành kết nối 1.000 cơ sở khám, chữa bệnh từ xa. 

Công điện của Thủ tướng về phòng, chống dịch COVID-19
Công điện của Thủ tướng về phòng, chống dịch COVID-19

Nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực, nhất là từ người nhập cảnh nhưng không chấp hành nghiêm quy định về cách ly, giám sát y tế, từ người nhập cảnh trái phép, nguồn bệnh từ các đợt dịch trước...