Nguy cơ nhiễm hóa chất độc hại từ các sản phẩm vệ sinh phụ nữ

  • 09:10, 20/10/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Theo kết quả một nghiên cứu do Đại học Michigan tiến hành, người nào thụt rửa âm đạo nhiều hơn hai lần trong tháng, tỷ lệ các hợp chất có hại sẽ cao hơn 81% so với người không thụt rửa.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Integrisok)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Integrisok)
Theo cảnh báo từ Đại học Michigan (Mỹ), đăng trên trang web của trường mới đây, phụ nữ hay sử dụng các sản phẩm vệ sinh sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm các hóa chất độc hại.
 
Trong giai đoạn từ 2001-2004, Đại học Michigan đã tiến hành một nghiên cứu với 2.432 phụ nữ độ tuổi từ 20-49, lấy thông tin về các sản phẩm vệ sinh phụ nữ họ dùng, gồm băng vệ sinh dạng ống đặt âm đạo, dạng miếng, cốc vệ sinh, các loại chất xịt, bột và giấy ướt vệ sinh.
 
Sau đó, các nhà nghiên cứu xét nghiệm máu của các phụ nữ này để tìm kiếm 8 chất có hại, qua đó phát hiện có sự liên quan giữa tỷ lệ hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) trong máu với tần suất thụt rửa âm đạo.
 
Cụ thể, nếu người nào thụt rửa âm đạo nhiều hơn hai lần trong tháng, tỷ lệ các hợp chất có hại sẽ cao hơn 81% so với người không thụt rửa, còn chỉ cần thụt rửa một lần trong tháng thì tỷ lệ các hóa chất đã tăng 18%.
 
Tuy đây mới chỉ là nghiên cứu ban đầu được đăng tải trên Tạp chí Sức khỏe Phụ nữ online, song tác giả của nghiên cứu cũng khuyến cáo phụ nữ không nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh công nghiệp.
 
Tác giả chỉ ra rằng phụ nữ thường quan tâm đến độ cân bằng vi khuẩn hay độ pH của cơ quan sinh dục song lại quên mất các hóa chất độc hại.
 
Các nhà khoa học cũng tiếp tục tiến hành các nghiên cứu nhằm tìm kiếm sự liên quan giữa sản phẩm vệ sinh và tỷ lệ VOC trong nước tiểu./.
 
Theo Tâm Hằng (TTXVN/Vietnam+)

 

tin liên quan

UNICEF: hàng triệu trẻ em ở Đông Nam Á suy dinh dưỡng do mì ăn liền
UNICEF: hàng triệu trẻ em ở Đông Nam Á suy dinh dưỡng do mì ăn liền
Lạm dụng thực phẩm tiện dụng, hợp túi tiền như mì ăn liền có thể giúp no bụng nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng khiến hàng triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị thiếu dinh dưỡng và vi chất.
 
Bố Trạch: Huy động tổng lực phòng chống sốt xuất huyết
Bố Trạch: Huy động tổng lực phòng chống sốt xuất huyết

(QBĐT) - Bố Trạch là địa phương có số người mắc sốt xuất huyết (SXH) cao nhất toàn tỉnh.

TP. Đồng Hới tập trung nguồn lực phòng chống bệnh sốt xuất huyết
TP. Đồng Hới tập trung nguồn lực phòng chống bệnh sốt xuất huyết

(QBĐT) - Tính đến ngày 15-10-2019, TP. Đồng Hới đã ghi nhận 432 trường hợp mắc/nghi mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó 1 bệnh nhân SXH tử vong. Các địa phương có tỷ lệ người mắc SXH cao là: Nam Lý, Bắc Lý, Bảo Ninh, Đồng Sơn, Đức Ninh Đông…