Cần chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ

  • 12:11, 25/11/2018
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ung thư phụ khoa thường gặp nhất. Trên toàn cầu, ước tính cứ 2 phút có một phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị trong giai đoạn sớm.
BS.CKII Nguyễn Văn Tiến - trưởng khoa Ngoại 1 (trái) và ThS.BS Trần Đặng Ngọc Linh - trưởng khoa Xạ 2 (phải) đang trả lời câu hỏi của người dân tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI
BS.CKII Nguyễn Văn Tiến - trưởng khoa Ngoại 1 (trái) và ThS.BS Trần Đặng Ngọc Linh - trưởng khoa Xạ 2 (phải) đang trả lời câu hỏi của người dân tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI
Thông tin trên được các bác sĩ bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết trong chuyên đề "Ung thư cổ tử cung: hiểu đúng và điều trị đúng" thuộc chuỗi chương trình Trò chuyện cùng bác sĩ chuyên khoa do Bệnh viện Ung bướu tổ chức vào chiều ngày 23-11.
 
Buổi trò chuyện thu hút đông đảo người dân, bệnh nhân mắc bệnh ung thư cổ tử cung cũng như những bệnh nhân mắc các bệnh lý phụ nữ khác như ung thư vú.
 
ThS.BS Lê Anh Tuấn - phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho hay bệnh viện thường tiếp nhận các ca bệnh nặng mà tình trạng quá tải lại xảy ra thường xuyên. Vì thế, trong quá trình khám, chữa bệnh, mặc dù các bác sĩ đã cố gắng trao đổi với bệnh nhân nhưng lượng thông tin đến họ không nhiều.
 
"Buổi trò chuyện là dịp để bệnh nhân và người dân được trao đổi kỹ hơn với bác sĩ về những khúc mắc trong quá trình điều trị ung thư cổ tử cung" - BS Anh Tuấn.
Một bệnh nhân đặt câu hỏi nhờ bác sĩ giải đáp - Ảnh: XUÂN MAI
Một bệnh nhân đặt câu hỏi nhờ bác sĩ giải đáp - Ảnh: XUÂN MAI
Tại buổi trò chuyện, rất nhiều câu hỏi từ bệnh nhân, người dân đặt ra xung quanh việc điều trị ung thư cổ tử cung. Điển hình như: Có nên uống thêm thuốc bắc, thuốc nam trong quá trình điều trị? Cần làm gì khi nếu muốn sinh con sau khi điều trị ung thư cổ tử cung?...
 
Theo ThS.BS Trần Đặng Ngọc Linh - trưởng khoa xạ 2 Bệnh viện Ung bướu, việc uống thuốc nam, thuốc bắc không cấm nhưng hiệu quả trong điều trị là không có. Nhiều bệnh nhân bỏ ngang liệu trình điều trị vì tin tưởng thuốc nam, thuốc bắc sẽ chữa khỏi bệnh như lời truyền miệng. 
 
Nếu bệnh nhân muốn có con sau khi điều trị thì hãy cho bác sĩ biết trước khi điều trị. Một số phụ nữ vẫn có thể có thai sau khi được điều trị ung thư cổ tử cung nhưng thường phải chờ từ 6-12 tháng trước khi bắt đầu cố gắng có thai vì cơ thể cần nhiều thời gian để lành vết mổ. 
 
Tuy nhiên, một số phụ nữ không thể có thai sau một số loại điều trị, chẳng hạn như cắt bỏ tử cung, xạ trị hoặc một số loại hóa trị.
 
BS.CKII Nguyễn Văn Tiến - trưởng khoa Ngoại 1 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết hầu hết bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung là do một loại virút gọi là HPV (virút gây u nhú ở người) gây ra qua đường tình dục, lâu ngày dẫn đến loạn sản, gây ung thư trong biểu mô và phát triển thành ung thư cổ tử cung.
 
Ngoài ra, việc có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục sớm, hút thuốc lá... cũng được xem là những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.
 
"Khi bị ung thư cổ tử cung, điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần phải làm theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ về thăm khám và điều trị" - BS Tiến nhấn mạnh.
 
Để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, các bác sĩ khuyến cáo, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không quan hệ tình dục sớm, không quan hệ với nhiều bạn tình, không hút thuốc, chích ngừa HPV, khám phụ khoa định kỳ.
 
Phòng ngừa và sàng lọc ung thư cổ tử cungPhòng ngừa và sàng lọc ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư thường gặp và gây tử vong ở nữ giới.
 
Theo XUÂN MAI (Tuổi trẻ)

tin liên quan

Minh Hóa: Tập huấn nghiệp vụ cho cộng tác viên dân số
Minh Hóa: Tập huấn nghiệp vụ cho cộng tác viên dân số

(QBĐT) - Ngày 22-11, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Minh Hóa tổ chức lớp tập huấn về nghiệp vụ cho 42 cộng tác viên dân số của 16 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện.

Đau co rút bàn tay, vì sao?
Đau co rút bàn tay, vì sao?
Gần đây, nhiều bệnh nhân trẻ đến khám vì đau co rút bàn tay. Có bệnh nhân nữ mới 15 tuổi đã đau co rút bàn tay phải cả tháng nay mỗi khi dùng bút viết.
 
Thị xã Ba Đồn: Phun hóa chất diệt khuẩn phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Thị xã Ba Đồn: Phun hóa chất diệt khuẩn phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(QBĐT) - Trước tình hình bệnh nhân sốt xuất huyết tăng cao, cùng với các địa phương trong tỉnh, Trung tâm Y tế thị xã Ba Đồn vừa tổ chức phun hóa chất diệt khuẩn phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.