![]() |
Rào cản trong công tác dân số ở xã Trường Sơn
(QBĐT) - Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhận thức về công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) còn hạn chế… là những rào cản trong công tác dân số ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh hiện nay.
Trong những năm trở lại đây, đội ngũ cán bộ và cộng tác viên (CTV) dân số xã Trường Sơn đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, nâng cao chất lượng dân số tại địa phương nhưng do nhiều rào cản, những hoạt động này chưa thực sự đem lại kết quả như mong muốn.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn xã có 59 cháu sinh ra thì có đến 19 cháu là con thứ 3, chiếm 32%, tăng 0,7% so với cùng kỳ 2017; tỷ suất sinh 12,3‰, tăng so với cùng kỳ 1,5‰. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng về cân nặng chiếm 23%, suy dinh dưỡng chiều cao chiếm đến 40%.
Trường Sơn là xã biên giới vùng sâu, vùng xa, địa bàn tương đối rộng, đường sá đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt nên công tác tuyên truyền rất khó khăn. Xã có 19 thôn, bản nhưng chỉ có 8 CTV dân số, mỗi người phụ trách từ 2 đến 3 bản. Do tỷ lệ sinh con thứ 3 còn cao nên viên chức và CTV dân số ở Trường Sơn mất nhiều thời gian cho chiến dịch truyền thông giảm mức sinh hơn là các vấn đề mới về nâng cao chất lượng dân số như sàng lọc trước sinh và sơ sinh, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sức khỏe người cao tuổi, tảo hôn và hôn nhân cận huyết…
Để nâng cao chất lượng dân số tại địa phương, ngoài các buổi tuyên truyền lồng ghép, cán bộ và CTV dân số cố gắng đến từng nhà, từng đối tượng có nguy cơ sinh con thứ 3 để tuyên truyền, vận động. Tuy vậy, nhiều hộ gia đình vẫn chưa thoát ra được quan niệm “đông con hơn đông của”, chưa lường trước được những hệ lụy mà đông con mang lại.
Gia đình anh Hồ Văn Thiết, chị Nguyễn Thị Na là một hộ nghèo ở bản Khe Cát, thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào nương rẫy, đời sống hết sức khó khăn, con cái không đủ ăn đủ mặc nhưng vì muốn sinh con trai để “nối dõi tông đường” nên dù đã có 5 con gái nhưng anh chị vẫn cố sinh đứa thứ 6. Nhiều lần cán bộ dân số đến tận nhà tuyên truyền, vận động nhưng vẫn không lay chuyển được ý định sinh cho bằng được con trai của vợ chồng anh Thiết.
Không chỉ cố sinh cho được con trai để nối dõi, nhiều gia đình đã có cả trai lẫn gái nhưng vẫn cố tình đẻ. Đơn cử như gia đình anh Hồ Văn Chay, chị Hồ Thị Phôn ở bản Trung Sơn, dù đã có 6 đứa con có trai, có gái nhưng vẫn chưa chịu dừng chuyện sinh đẻ. Khi cán bộ dân số đến tuyên truyền, vận động, vợ chồng anh cũng đã chấp nhận uống thuốc tránh thai hàng ngày nhưng rồi... đẻ vẫn cứ đẻ. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp vì thiếu hiểu biết nên vẫn sinh con thứ 3 dù họ không cố tình. Mặc dù được tư vấn về các biện pháp tránh thai như tiêm thuốc, uống thuốc theo đúng giờ giấc quy định nhưng họ lại quên nên vẫn để xảy ra việc mang thai ngoài ý muốn.
Chị Trần Thị Thủy, cán bộ DS-KHHGĐ xã Trường Sơn cho biết: Mặc dù công tác DS-KHHGĐ ở đây luôn được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện thường xuyên quan tâm nhưng hiện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.
Do địa bàn rộng, giao thông cách trở nên trong công tác truyền thông ở các bản vùng sâu, vùng xa chưa được thường xuyên, chế độ thù lao cho CTV còn thấp so với đặc thù của địa bàn làm giảm đi sự nhiệt tình của các chị em làm công tác này.
Là xã vùng biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số lượng lớn (59,1%) nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, cùng với đó là trình độ dân trí thấp, nhận thức về công tác DS-KHHGĐ hạn chế nên tỷ lệ sinh con thứ 3 cao, nạn tảo hôn vẫn còn tồn tại.
Mặt khác, nhiều người dân vẫn chưa quen với việc tự nguyện mua các phương tiện tránh thai, còn trông chờ vào việc cấp phát miễn phí của Nhà nước làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu dịch vụ KHHGĐ...
Chính vì thế, trong thời gian tới, các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể xã Trường Sơn cần phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để tạo chuyển biến trong cộng đồng, đưa ra các giải pháp mang tính thiết thực, vững chắc nhằm hạn chế việc sinh con thứ 3 nói riêng và nâng cao chất lượng dân số nói chung.
Trước mắt, địa phương cần được bổ sung thêm CTV dân số, tăng chế độ phụ cấp kinh phí đi lại theo đặc thù vùng khó khăn để cán bộ và CTV dân số tăng thêm trách nhiệm; tích cực phối hợp với các ban, ngành đoàn thể trong công tác tuyên truyền, tạo đột phá mạnh mẽ cho công tác DS-KHHGĐ.
Thanh Hoa
(QBĐT) - Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhận thức về công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) còn hạn chế… là những rào cản trong công tác dân số ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh hiện nay.
Trong những năm trở lại đây, đội ngũ cán bộ và cộng tác viên (CTV) dân số xã Trường Sơn đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, nâng cao chất lượng dân số tại địa phương nhưng do nhiều rào cản, những hoạt động này chưa thực sự đem lại kết quả như mong muốn.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn xã có 59 cháu sinh ra thì có đến 19 cháu là con thứ 3, chiếm 32%, tăng 0,7% so với cùng kỳ 2017; tỷ suất sinh 12,3‰, tăng so với cùng kỳ 1,5‰. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng về cân nặng chiếm 23%, suy dinh dưỡng chiều cao chiếm đến 40%.
Trường Sơn là xã biên giới vùng sâu, vùng xa, địa bàn tương đối rộng, đường sá đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt nên công tác tuyên truyền rất khó khăn. Xã có 19 thôn, bản nhưng chỉ có 8 CTV dân số, mỗi người phụ trách từ 2 đến 3 bản. Do tỷ lệ sinh con thứ 3 còn cao nên viên chức và CTV dân số ở Trường Sơn mất nhiều thời gian cho chiến dịch truyền thông giảm mức sinh hơn là các vấn đề mới về nâng cao chất lượng dân số như sàng lọc trước sinh và sơ sinh, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sức khỏe người cao tuổi, tảo hôn và hôn nhân cận huyết…
Để nâng cao chất lượng dân số tại địa phương, ngoài các buổi tuyên truyền lồng ghép, cán bộ và CTV dân số cố gắng đến từng nhà, từng đối tượng có nguy cơ sinh con thứ 3 để tuyên truyền, vận động. Tuy vậy, nhiều hộ gia đình vẫn chưa thoát ra được quan niệm “đông con hơn đông của”, chưa lường trước được những hệ lụy mà đông con mang lại.
Gia đình anh Hồ Văn Thiết, chị Nguyễn Thị Na là một hộ nghèo ở bản Khe Cát, thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào nương rẫy, đời sống hết sức khó khăn, con cái không đủ ăn đủ mặc nhưng vì muốn sinh con trai để “nối dõi tông đường” nên dù đã có 5 con gái nhưng anh chị vẫn cố sinh đứa thứ 6. Nhiều lần cán bộ dân số đến tận nhà tuyên truyền, vận động nhưng vẫn không lay chuyển được ý định sinh cho bằng được con trai của vợ chồng anh Thiết.
Không chỉ cố sinh cho được con trai để nối dõi, nhiều gia đình đã có cả trai lẫn gái nhưng vẫn cố tình đẻ. Đơn cử như gia đình anh Hồ Văn Chay, chị Hồ Thị Phôn ở bản Trung Sơn, dù đã có 6 đứa con có trai, có gái nhưng vẫn chưa chịu dừng chuyện sinh đẻ. Khi cán bộ dân số đến tuyên truyền, vận động, vợ chồng anh cũng đã chấp nhận uống thuốc tránh thai hàng ngày nhưng rồi... đẻ vẫn cứ đẻ. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp vì thiếu hiểu biết nên vẫn sinh con thứ 3 dù họ không cố tình. Mặc dù được tư vấn về các biện pháp tránh thai như tiêm thuốc, uống thuốc theo đúng giờ giấc quy định nhưng họ lại quên nên vẫn để xảy ra việc mang thai ngoài ý muốn.
Chị Trần Thị Thủy, cán bộ DS-KHHGĐ xã Trường Sơn cho biết: Mặc dù công tác DS-KHHGĐ ở đây luôn được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện thường xuyên quan tâm nhưng hiện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.
Do địa bàn rộng, giao thông cách trở nên trong công tác truyền thông ở các bản vùng sâu, vùng xa chưa được thường xuyên, chế độ thù lao cho CTV còn thấp so với đặc thù của địa bàn làm giảm đi sự nhiệt tình của các chị em làm công tác này.
Là xã vùng biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số lượng lớn (59,1%) nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, cùng với đó là trình độ dân trí thấp, nhận thức về công tác DS-KHHGĐ hạn chế nên tỷ lệ sinh con thứ 3 cao, nạn tảo hôn vẫn còn tồn tại.
Mặt khác, nhiều người dân vẫn chưa quen với việc tự nguyện mua các phương tiện tránh thai, còn trông chờ vào việc cấp phát miễn phí của Nhà nước làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu dịch vụ KHHGĐ...
Chính vì thế, trong thời gian tới, các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể xã Trường Sơn cần phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để tạo chuyển biến trong cộng đồng, đưa ra các giải pháp mang tính thiết thực, vững chắc nhằm hạn chế việc sinh con thứ 3 nói riêng và nâng cao chất lượng dân số nói chung.
Trước mắt, địa phương cần được bổ sung thêm CTV dân số, tăng chế độ phụ cấp kinh phí đi lại theo đặc thù vùng khó khăn để cán bộ và CTV dân số tăng thêm trách nhiệm; tích cực phối hợp với các ban, ngành đoàn thể trong công tác tuyên truyền, tạo đột phá mạnh mẽ cho công tác DS-KHHGĐ.
Thanh Hoa