Quốc tế
icon facebook Facebook icon phone Liên hệ
icon category Chuyên mục

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp

  • 07:01, 21/01/2025
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Ngày 20/1, sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới hàng loạt lĩnh vực, qua đó hiện thực hóa các cam kết tranh cử.
 
Theo phóng viên TTXVN tại New York, các sắc lệnh tập trung vào những vấn đề “nóng” trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống vừa qua của ông Trump như nhập cư, thuế quan, công nghệ và khai thác dầu mỏ. Cụ thể, tân Tổng thống Mỹ đã ký tới 10 sắc lệnh hành pháp liên quan tới vấn đề an ninh biên giới phía Nam và chống nhập cư trái phép ngay trong ngày cầm quyền đầu tiên. Đáng chú ý là sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại biên giới, tạo điều kiện cho quân đội Mỹ hoàn thành việc xây dựng bức tường biên giới giáp Mexico và cho phép Lầu Năm Góc triển khai lực lượng quân thường trực vùng các thành viên Vệ binh Quốc gia tới khu vực này. Ngoài ra, Washington còn đình chỉ chương trình tái định cư người tị nạn trong ít nhất 4 tháng.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tới dự lễ chúc mừng lễ nhậm chức nhiệm kỳ mới tại Arlington, Virginia, Mỹ ngày 19/1/2025. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Tổng thống đắc cử Donald Trump tới dự lễ chúc mừng lễ nhậm chức nhiệm kỳ mới tại Arlington, Virginia, Mỹ ngày 19/1/2025. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Tổng thống Trump cũng ký sắc lệnh chấm dứt quyền công dân dựa trên nơi sinh, vốn được ghi trong Tu chính án số 14 của Hiến pháp Mỹ, theo đó sẽ không cấp quyền công dân cho những trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Mỹ nhưng cha mẹ không có tư cách công dân Mỹ. Tuy nhiên, động thái này chắc chắn sẽ gây tranh cãi và đối mặt với những thách thức pháp lý từ các cơ quan lập pháp.
 
Tổng thống Trump cũng ký hàng chục sắc lệnh hành pháp liên quan tới việc gia hạn thời gian hoạt động của mạng xã hội Tik Tok tại Mỹ để tạo điều kiện cho công ty mẹ ByteDance thoái vốn khỏi ứng dụng này; sắc lệnh nới lỏng hệ thống quy định trước đây của chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden áp đặt các hạn chế nhằm vào các công ty khai thác nhiên liệu hóa thạch, ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về năng lượng để trao thêm quyền hạn và đẩy nhanh tiến độ cấp phép cho các dự án đường ống dẫn và nhà máy điện. Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump một lần nữa sẽ rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris về khí hậu, đưa quốc gia có lượng khí thải lớn nhất thế giới ra khỏi nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu lần thứ 2 trong vòng 1 thập kỷ.
 
Về thuế quan, ông chủ thứ 47 của Nhà Trắng đã ký các sắc lệnh áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ Canada và Mexico, và áp thêm 10% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc; chỉ đạo các cơ quan liên bang khởi động điều tra các hoạt động thương mại như thâm hụt thương mại, các hoạt động tiền tệ bất bình đẳng, hàng giả và quy định đặc biệt cho phép các mặt hàng có giá trị thấp xuất khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới mà không bị đánh thuế.
 
Ngoài ra, tân Tổng thống Trump còn ký hàng loạt sắc lệnh liên quan tới việc đổi tên Vịnh Mexico, quyền của người chuyển giới với quan điểm nước Mỹ sẽ chỉ công nhận hai giới tính duy nhất là nam và nữ; chấm dứt những chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực xe điện.
Theo TTXVN/Báo Tin tức

tin liên quan

Trung Quốc chuyển hướng xuất khẩu sang "Nam toàn cầu"
Trung Quốc chuyển hướng xuất khẩu sang "Nam toàn cầu"

Từ việc giảm phụ thuộc vào Mỹ, Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia đang phát triển và mới nổi. Chiến lược này không chỉ củng cố vị thế kinh tế mà còn mở ra cơ hội mới trên thị trường toàn cầu.

Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà
Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà

Lũ lụt đã tấn công gần như toàn bộ thành phố Cirebon, Tây Java và khu vực lân cận vào đêm 17/1, khiến hàng nghìn ngôi nhà của người dân chìm trong nước và buộc hầu hết người dân phải sơ tán.

Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc
Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng thuộc hàng yếu nhất trong nhiều thập niên vào năm 2024, trong bối cảnh giới chức nước này đang lo ngại về khả năng gia tăng căng thẳng thương mại với Mỹ.