Ngày 21/9, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) 3 năm tù.
Tiếp tục đề nghị truy tố Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm theo Điều 331 Bộ luật Hình sự
Làm rõ hành vi ‘Làm nhục người khác’ của Nguyễn Phương Hằng
Truyền thông theo dõi phiên tòa qua màn hình và không được vào phòng xét xử.
Trong vụ án này, Đặng Anh Quân (Tiến sỹ Luật, Giảng viên đại học) bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty cổ phần Đại Nam), Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam) nhận mức án giống nhau là 1 năm 6 tháng tù, cùng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nuớc; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015.
Đây là vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nuớc; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" do Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm thực hiện. Vụ án được khởi tố từ tháng 3/2022, trải qua nhiều quy trình tố tụng và đến nay mới được đưa ra xét xử sơ thẩm lần đầu.
Bị cáo Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng các quyền tự do dân chủ, thực hiện nhiều buổi livestream trên mạng xã hội, phát ngôn có nội dung bịa đặt, thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân; đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của các ông, bà: Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sỹ Hoài Linh), Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sỹ Vy Oanh), Ðặng Thị Hàn Ni (cựu nhà báo - luật sư, thạc sỹ luật Hàn Ni), Huỳnh Minh Hưng (ca sỹ Ðàm Vĩnh Hưng), Trần Thị Thủy Tiên (ca sỹ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng Biên tập Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh), Ðinh Thị Lan, Lê Thị Giàu, Trương Việt Hà.
Ca sỹ Vy Oanh, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vụ án, đến phiên tòa.
Căn cứ vào các chứng cứ và quá trình xét xử công khai tại tòa hôm nay, Hội đồng xét xử nhận định việc truy tố các bị cáo là có căn cứ, đúng pháp luật. Bị cáo Nguyễn Phương Hằng là người khởi xướng, chỉ đạo, rủ rê các bị cáo khác phạm tội; Bị cáo Đặng Anh Quân là người có trình độ pháp luật cao nhưng tương tác, tham gia, cổ vũ, tiếp thêm ý chí cho Hằng phạm tội nên Nguyễn Phương Hằng, Đặng Anh Quân phải chịu trách nhiệm hình phạt cao hơn 3 đồng phạm còn lại. Các bị cáo Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân phạm tội lần đầu, vai trò không đáng kể.
Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vụ án, đến phiên tòa.
Tại phiên tòa hôm nay, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các ông, bà: Vy Oanh, Trương Thị Việt Hà, Đàm Vĩnh Hưng, Đặng Thị Hàn Ni, Nguyễn Đình Kim có mặt tại phiên tòa. Các ông, bà: Hoài Linh, Đức Hiển, Lê Thị Giàu, Huỳnh Uy Dũng, Thủy Tiên và chồng là Công Vinh vắng mặt và có đơn xin xét xử vắng mặt.
Quá trình xét xử, bị cáo Nguyễn Phương Hằng thừa nhận không bị truy tố oan, song cho rằng mình cũng bị xúc phạm nhiều, đã phải chịu việc bị giam 18 tháng "là cái giá quá đắt" nên không đồng ý xin lỗi công khai theo yêu cầu của ông Đàm Vĩnh Hưng và bà Vy Oanh. Tại phiên tòa, ông Hưng và bà Oanh đã rút yêu cầu bồi thường, chỉ yêu cầu xin lỗi công khai và được Hội đồng xét xử ghi nhận.
Tại cuộc họp chiều 19/9 của Thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia yêu cầu các lực lượng chức năng quyết liệt hơn nữa trong tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm trật tự, an toàn giao thông bảo vệ sức khỏe, sinh mạng, tài sản của nhân dân.
Trình tự giải quyết, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ theo Thông tư số 32/2023/TT-BCA ngày 1/8/2023 của Bộ Công an có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2023.
Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đề xuất xe cơ giới phải có thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình, thì mới đủ điều kiện tham gia giao thông.