Giải đáp pháp luật

  • 07:09, 26/09/2018
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Hỏi: Ngày 10-5-2018, anh Nguyễn Văn A điều khiển xe ô tô đã có hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ, bị chiến sĩ cảnh sát thuộc Phòng cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh B đang làm nhiệm vụ lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ giấy phép lái xe (GPLX). Ngày 15-5-2018, Trưởng phòng CSGT tỉnh B ra quyết định xử phạt hành chính anh A với trường hợp không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ, mức phạt 1.600.000 đồng và tước quyền sử dụng GPLX trong thời hạn 3 tháng. Việc xử lý của chiến sĩ cảnh sát và Trưởng phòng CSGT tỉnh B như vậy là đúng hay sai?

Trả lời: Thứ nhất, hành vi điều khiển ô tô không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông vi phạm quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng, thuộc trường hợp phải lập biên bản vi phạm hành chính nên việc chiến sĩ CSGT lập biên bản xử lý vi phạm hành chính với anh A là đúng và Trưởng phòng CSGT ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức 1.600.000 đồng khi không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ là đúng quy định của pháp luật.

Việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng phòng CSGT trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản là bảo đảm theo quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thứ hai, việc tước quyền sử dụng GPLX của Trưởng phòng CSGT đối với anh A với thời hạn 3 tháng là chưa đúng theo quy định của pháp luật. Tại điểm b, Khoản 12, Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm khoản 5, Điều 5 còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 tháng đến 3 tháng.

Về thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tại khoản 2, Điều 77 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối thiểu của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối đa của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động.

Trong trường hợp này, Trưởng phòng CSGT tỉnh B đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh A không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nên thời hạn tước quyền sử dụng GPLX đối với anh A phải là mức trung bình của khung quy định tại điểm b, khoản 12, Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, tức là 2 tháng.

Do đó, việc Trưởng phòng CSGT tỉnh B tước quyền sử dụng GPLX đối với anh A với thời hạn 3 tháng là chưa đúng với quy định nói trên của Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Chi hội Luật gia Sở Tư pháp

 

tin liên quan

Từ những "nhà đầu tư tài chính" bất đắc dĩ: Đừng vì tham mà mất tiền
Từ những "nhà đầu tư tài chính" bất đắc dĩ: Đừng vì tham mà mất tiền

(QBĐT) - Dưới hình thức các hội nghị, hội thảo kêu gọi đầu tư tài chính, cùng với những lời hứa hẹn về khoản lợi nhuận "khủng" của Công ty Capital Cleanrance Group (gọi tắt là Công ty CCG) đã khiến cho hàng chục người dân trên địa bàn tỉnh ta dễ dãi rót tiền của đầu tư hàng tỷ đồng kiếm lãi.

Bắt tạm giam đối tượng nhốt con ruột trong nhà đòi tự thiêu
Bắt tạm giam đối tượng nhốt con ruột trong nhà đòi tự thiêu

(QBĐT) - Công an huyện Lệ Thủy vừa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam 2 tháng đối với Nguyễn Văn Quân (SN 1982, trú tại thôn Mỹ Hà, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy) về hành vi đe dọa giết người.

Nước mắt người mẹ
Nước mắt người mẹ

(QBĐT) - Phiên tòa diễn ra khá lặng lẽ. Đứng trước bục khai báo là cậu thanh niên còn rất trẻ..., trẻ đến mức chưa đủ biết hết hậu quả do hành vi phạm tội mà mình gây ra.