Minh Hóa: Trồng lại sau khai thác trên 1.400ha rừng tập trung

  • 02:12, 27/12/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Minh Hóa cho biết, tính đến cuối tháng 12/2024, toàn huyện đã thực hiện trồng lại sau khai thác 1.428ha rừng tập trung, đạt 102% kế hoạch địa phương đã đề ra trong năm. 
Nhiều hộ trồng rừng ở huyện Minh Hóa đã quan tâm trồng rừng gỗ lớn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.Những năm gần đây, nhiều hộ trồng rừng ở huyện Minh Hóa đã quan tâm trồng rừng gỗ lớn để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, góp phần chống biến đổi khí hậu.
Những năm gần đây, nhiều hộ trồng rừng ở huyện Minh Hóa đã quan tâm trồng rừng gỗ lớn để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Huyện Minh Hóa hiện có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp hơn 127 nghìn ha (chiếm 91,51% tổng diện tích tự nhiên); trong đó, diện tích có rừng 109.549,32ha và diện tích chưa thành rừng trên 17.000ha. Năm 2024, tỷ lệ độ che phủ rừng toàn huyện đạt 78,60%; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng thực hiện được 141.240m3. Nhìn chung, tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn huyện Minh Hóa là rất lớn và có nhiều hứa hẹn tích cực..
 
Ông Nguyễn Công Chung, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Minh Hóa cho biết: Xác định việc đẩy mạnh hướng dẫn người dân trồng lại rừng sau khai thác là nhiệm vụ cần thiết, thời gian qua, đơn vị đã tích cực tham mưu UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, chủ rừng triển khai công tác trồng lại rừng sau khai thác bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Công việc này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rừng, mà còn góp phần tích cực trong việc tái tạo, phát triển rừng, cân bằng hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu...
 
Hiện huyện Minh Hóa đang tập trung triển khai công tác quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và khoanh nuôi tái sinh rừng. Bên cạnh đó, huyện còn thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; nâng cao chất lượng rừng, khai thác hiệu quả lâm sản phụ dưới tán rừng; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng rừng; nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và phát triển rừng; tập trung chỉ đạo trồng rừng tập trung, trồng rừng gỗ lớn gắn với trồng cây dược liệu; phối hợp thực hiện cấp chứng chỉ rừng FSC; tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp...
 
V.Minh

tin liên quan

Áp dụng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp-PTNT
Áp dụng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp-PTNT

(QBĐT) - Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn vừa có văn bản thông báo áp dụng chính thức dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của sở.

Ngành Tài nguyên-Môi trường: Một năm đầy nỗ lực
Ngành Tài nguyên-Môi trường: Một năm đầy nỗ lực

(QBĐT) - Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), năm 2024 là năm đơn vị đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác quản lý nhà nước về TN-MT trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực, dần đi vào nền nếp, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, sở cũng hoàn thành 301/328 nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao và đang tiếp tục thực hiện 27 nhiệm vụ còn lại.

Chú trọng công tác bảo tồn, đa dạng sinh học
Chú trọng công tác bảo tồn, đa dạng sinh học

(QBĐT) - Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Để quản lý thống nhất đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh; duy trì và phát triển các nguồn gen quý hiếm, những năm qua, các sở ngành, địa phương, đơn vị liên quan đã chú trọng thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040. Hiện nay, nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đã được tích hợp trong quy hoạch tỉnh.