Minh Hóa: Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung

  • 03:11, 08/11/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Những năm gần đây, tình hình phát triển đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Minh Hóa ổn định, nhất là việc phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung đã góp phần chuyển dịch về cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa chủng loại vật nuôi; đồng thời, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Chính quyền địa phương luôn triển khai kịp thời các chương trình hỗ trợ giống vật nuôi cho người dân.
Chính quyền địa phương luôn triển khai kịp thời các chương trình hỗ trợ giống vật nuôi cho người dân.
Tính đến cuối tháng 10/2024, tổng đàn gia súc, gia cầm chủ yếu là (trâu, bò, lợn, dê, gà…) toàn huyện Minh Hóa có gần 175.000 con, vượt kế hoạch năm 2024. Trong đó, nhiều gia trại, trang trại được đầu tư quy mô, có đầu ra ổn định.
 
Để bảo đảm đàn gia súc, gia cầm phát triển, huyện Minh Hóa đã kịp thời triển khai các chương trình hỗ trợ giống vật nuôi, chuyển giao kỹ thuật, chú trọng đến công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh và tiêu độc, khử trùng cho gia súc, gia cầm, không để xảy ra dịch bệnh lớn gây nguy hiểm cho đàn vật nuôi.
 
Theo Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa Nguyễn Bắc Việt, việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, mở rộng quy mô trang trại, gia trại gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm là định hướng cho ngành chăn nuôi toàn huyện trong thời gian tới, để không những khai thác tối ưu tiềm năng, lợi thế của địa phương mà còn giúp người dân chủ động trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh, xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định và phát triển bền vững.
X.P

tin liên quan

Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt trên 13.500 tấn
Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt trên 13.500 tấn

(QBĐT) - Từ đầu năm đến nay, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 13.507 tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ.

"Tiếp sức" cho sản phẩm OCOP
"Tiếp sức" cho sản phẩm OCOP

(QBĐT) - Qua gần 6 năm triển khai chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", khách hàng trong và ngoài tỉnh đã tiếp cận được sản phẩm thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, giúp các chủ thể tìm được đầu ra và tăng doanh thu hàng năm.

Hành trình bảo tồn giống vật nuôi, cây trồng bản địa-Bài 2: Lối đi nào để nguồn gen quý không mai một?
Hành trình bảo tồn giống vật nuôi, cây trồng bản địa-Bài 2: Lối đi nào để nguồn gen quý không mai một?

(QBĐT) - Bảo tồn giống vật nuôi, cây trồng bản địa đã khó, phát huy, đưa sản phẩm tiếp cận thị trường, thực sự là sinh kế bền vững cho người nông dân lại khó gấp nhiều lần. Bên cạnh tăng cường liên kết chặt chẽ giữa 3 "nhà" (Nhà nước-nhà nông-doanh nghiệp), vẫn rất cần những "đầu tàu" mạnh dạn, táo bạo đi trước thử nghiệm và các chính sách hỗ trợ dài hơi...