Nhân rộng mô hình trồng cây gai xanh làm nguyên liệu sợi

  • 07:10, 05/10/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Trần Quốc Việt cho biết: Mô hình ứng dụng và nhân rộng kết quả KH-CN “Trồng cây gai xanh làm nguyên liệu sợi tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa” do Đồn Biên phòng Cà Xèng, Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì thực hiện vừa được Hội đồng Khoa học nghiệm thu nhiệm vụ sự nghiệp KH-CN cấp tỉnh nghiệm thu.
Báo cáo việc thực hiện mô hình ứng dụng “Trồng cây gai xanh làm nguyên liệu sợi tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa”.
Báo cáo việc thực hiện mô hình ứng dụng “Trồng cây gai xanh làm nguyên liệu sợi tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa”.
Xuất phát từ thực tế của địa phương và nhu cầu thị trường về tạo nguồn nguyên liệu sợi dùng cho may mặc phục vụ trong nước và xuất khẩu có chiều hướng gia tăng, Đồn Biên phòng Cà Xèng đã xây dựng mô hình trồng cây gai xanh tại xã Thượng Hóa.
 
Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển, đơn vị đã đánh giá được khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây gai xanh; từ đó hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc cây gai xanh phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương và triển khai lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây gai xanh cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thượng Hóa.
 
Sau 1 năm thực hiện nhiệm vụ, đơn vị đã trồng 1,5ha cây gai xanh, tỷ lệ sống trên 90%, năng suất đạt 750kg vỏ khô/ha, sản lượng thu được 1.125kg vỏ khô; trừ chi phí lợi nhuận thu được là trên 38 triệu đồng.
Đồn Biên phòng Cà Xèng xây dựng mô hình trồng cây gai xanh tại xã Thượng Hóa (Minh Hóa).
Đồn Biên phòng Cà Xèng xây dựng mô hình trồng cây gai xanh tại xã Thượng Hóa (Minh Hóa).

Tính ưu việt của mô hình là cây gai xanh lưu gốc khai thác đến 10 năm, không phải tốn chi phí trồng lại, lượng phân bón giảm dần không như lúc trồng; từ năm thứ 2 trở đi có thể khai thác 5 vụ/năm x 1.000-1.200kg khô/vụ/ha thì hiệu quả kinh tế, doanh thu đem lại càng cao. Do đó, chính quyền và nhân dân trên địa bàn xác định cây gai xanh là hướng đi mới có khả năng đem lại nguồn thu lớn cho người dân, thời gian thu hoạch được rút ngắn. 

Kết quả của nhiệm vụ là cơ sở chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thượng Hóa nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, nguồn thu nhập ổn định cho người dân; đồng thời làm cơ sở xây dựng vùng nguyên liệu sợi tại xã Thượng Hóa nói riêng và các xã vùng biên giới Việt-Lào nói chung.

H.Trà

tin liên quan

Để phát triển bền vững đàn dúi mốc lớn
Để phát triển bền vững đàn dúi mốc lớn

(QBĐT) - Trước thực trạng trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt loài dúi mốc lớn-một loài vật làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tuyên Hóa đã xây dựng mô hình nuôi dúi mốc lớn thương phẩm tại xã Sơn Hóa. 

Nông thôn mới chỉ có điểm bắt đầu
Nông thôn mới chỉ có điểm bắt đầu

(QBĐT) - Với quan điểm xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc, huyện Lệ Thủy đã chủ động rà soát, đánh giá mức độ hoàn thành và xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, bài bản đến từng địa phương...

Ngư dân Hải Ninh trúng đậm luồng cá chim vàng
Ngư dân Hải Ninh trúng đậm luồng cá chim vàng

(QBĐT) - Những ngày này, ngư dân xã Hải Ninh (Quảng Ninh) phấn khởi vì trúng luồng cá chim vàng.