![]() |
Quảng Ninh: Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá
(QBĐT) - Nhờ thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nên hoạt động sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện Quảng Ninh phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá.
Tính đến hết tháng 7/2024, giá trị sản xuất CN trên địa bàn huyện đạt trên 854 tỷ đồng, tăng 5,31% so với cùng kỳ. Một số ngành CN chủ yếu có giá trị sản xuất tăng khá, như: Điện gió, khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, may trang phục, chế biến gỗ…
Các cơ sở TTCN đang phát triển tốt với những sản phẩm có thương hiệu, chất lượng, như: Bánh tráng Trang Ngọc Linh, viên sâm Bố Chính mật ong đại ngàn Trường Sơn, xúc xích heo Hà Thắng, khoai deo Như Mận, nụ trầm tài lộc Nam Lá... đã góp phần vào mức tăng trưởng chung của ngành CN.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động CN-TTCN trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, việc thu hút nguồn vốn đầu tư còn hạn chế; một số nhà máy sản xuất gặp khó trong tiêu thụ sản phẩm phải tạm ngưng sản xuất; nhiều doanh nghiệp đã được cấp đất và hỗ trợ các thủ tục liên quan nhưng chậm triển khai dự án…
Để tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất CN, huyện Quảng Ninh tiếp tục tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả các cụm TTCN đã được đầu tư, xây dựng; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN-TTCN đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh; triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hỗ trợ xây dựng nhãn mác sản phẩm gắn với phát triển thương hiệu một số nông sản trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực CN-TTCN, tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư sản xuất trên địa bàn.
L.Chi
(QBĐT) - Nhờ thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nên hoạt động sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện Quảng Ninh phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá.
Tính đến hết tháng 7/2024, giá trị sản xuất CN trên địa bàn huyện đạt trên 854 tỷ đồng, tăng 5,31% so với cùng kỳ. Một số ngành CN chủ yếu có giá trị sản xuất tăng khá, như: Điện gió, khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, may trang phục, chế biến gỗ…
Các cơ sở TTCN đang phát triển tốt với những sản phẩm có thương hiệu, chất lượng, như: Bánh tráng Trang Ngọc Linh, viên sâm Bố Chính mật ong đại ngàn Trường Sơn, xúc xích heo Hà Thắng, khoai deo Như Mận, nụ trầm tài lộc Nam Lá... đã góp phần vào mức tăng trưởng chung của ngành CN.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động CN-TTCN trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, việc thu hút nguồn vốn đầu tư còn hạn chế; một số nhà máy sản xuất gặp khó trong tiêu thụ sản phẩm phải tạm ngưng sản xuất; nhiều doanh nghiệp đã được cấp đất và hỗ trợ các thủ tục liên quan nhưng chậm triển khai dự án…
Để tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất CN, huyện Quảng Ninh tiếp tục tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả các cụm TTCN đã được đầu tư, xây dựng; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN-TTCN đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh; triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hỗ trợ xây dựng nhãn mác sản phẩm gắn với phát triển thương hiệu một số nông sản trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực CN-TTCN, tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư sản xuất trên địa bàn.
L.Chi