Chuyện quản lý: Xuất khẩu lao động "trẻ hóa" (?!)
(QBĐT) - Nhiều năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) có thời hạn ở nước ngoài đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống, kinh tế nhiều gia đình và diện mạo nông thôn nhiều vùng quê. Sức hút của viễn cảnh giàu có từ XKLĐ trở thành nhu cầu bức thiết cho cuộc mưu sinh của không ít người. Tuy nhiên, điều đáng báo động hiện nay là tình trạng XKLĐ đang ngày càng “trẻ hóa”.
Trước đây, hầu hết những người lựa chọn XKLĐ đều là những lao động đã trưởng thành, nhưng không có công ăn việc làm ổn định. Tuy nhiên, từ sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cùng với những khó khăn về việc làm, thu nhập, nhiều người trẻ xem XKLĐ là lựa chọn của tương lai. Đáng báo động hơn, ở nhiều vùng nông thôn, không ít trường hợp học sinh vừa tốt nghiệp THPT là đăng ký XKLĐ.
Tại địa phương nọ, từ nhiều năm nay, XKLĐ đã nâng cao cuộc sống, thu nhập cho nhiều gia đình, góp phần đổi thay mạnh mẽ diện mạo làng quê. XKLĐ trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng và là chỉ số trụ cột để giảm nghèo bền vững. Vì vậy, số người XKLĐ năm sau luôn cao hơn năm trước. Từ một chủ trương đưa ra để làm động lực cho mục tiêu giảm nghèo, nay trở thành phong trào “người người XKLĐ, nhà nhà XKLĐ”. Theo thống kê, nếu như năm 2020, trên địa bàn xã này có 15/85 lao động trong độ tuổi từ 19-21 đi XKLĐ có thời hạn ở nước ngoài (chiếm 17,6%), thì năm 2021 đã tăng lên 22/73 (chiếm 30,1%). Và năm 2023, số người trẻ trong độ tuổi nói trên lựa chọn XKLĐ đã tăng lên đến gần 38%.
Vị này lo lắng, mục đích của XKLĐ là giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trong độ tuổi lao động, nhưng xu hướng người XKLĐ đang “trẻ hóa” như hiện nay là tình trạng đáng cảnh báo. Thậm chí, nhiều phụ huynh có con em đang theo học THPT nhưng đã được “định hướng” là sẽ đi XKLĐ ngay sau khi tốt nghiệp. Nhiều em hôm trước vừa mới mang bộ đồng phục học sinh, hôm sau đã đến đăng ký XKLĐ. Đáng tiếc trong số đó, có nhiều em được đánh giá là học lực khá tốt. Lý do nhiều người đưa ra là vì khó khăn, vì học tiếp rồi cũng không dễ kiếm việc làm. Thôi thì chịu khó “hy sinh” vài năm tuổi trẻ, đi XKLĐ kiếm ít tiền làm vốn cho tương lai. “Nhưng cứ suy nghĩ kỹ mà xem, ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, lại chưa được đào tạo nghề ngỗng gì, các em ra nước ngoài chỉ để lao động phổ thông kiếm tiền. Trong khi đó, ở độ tuổi này, các em phải tiếp tục học để tích lũy kiến thức, kiếm lấy cái nghề. Liệu rằng gánh nặng mưu sinh trước mắt có khiến cho con đường tương lai phía trước của các em có trở nên bằng phẳng, dễ dàng hơn?”, anh băn khoăn tự hỏi.
Chưa hết, ở một trường THPT nọ còn có câu chuyện đáng báo động hơn nữa. Năm 2022-2023, trường này có đến hơn 400 học sinh tốt nghiệp. Nhưng cả trường chỉ có một số em tham gia kỳ thi, xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Còn lại gần 400 em đi nước ngoài, trong đó, phần lớn là đăng ký XKLĐ, số ít còn lại đi du học, nhưng thực chất đó cũng chỉ là “tấm vé” để đi XKLĐ.
Phải khẳng định rằng, nhiều năm qua, XKLĐ có thời hạn ở nước ngoài đã giúp rất nhiều người dân ở vùng nông thôn, miền núi có thêm lựa chọn cho kế mưu sinh, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống kinh tế. Tuy nhiên, về lâu dài, nên chăng, cần có thống kê, đánh giá và phân tích đầy đủ những tác động, ảnh hưởng của tình trạng XKLĐ “trẻ hóa” như hiện nay. Từ đó, có sự phối hợp tuyên truyền, vận động hợp lý, đưa ra những khuyến cáo để người dân có sự lựa chọn đúng đắn, mang lại lợi ích trước mắt và cả lâu dài khi đăng ký XKLĐ.
Lê Thy
(QBĐT) - Nhiều năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) có thời hạn ở nước ngoài đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống, kinh tế nhiều gia đình và diện mạo nông thôn nhiều vùng quê. Sức hút của viễn cảnh giàu có từ XKLĐ trở thành nhu cầu bức thiết cho cuộc mưu sinh của không ít người. Tuy nhiên, điều đáng báo động hiện nay là tình trạng XKLĐ đang ngày càng “trẻ hóa”.
Trước đây, hầu hết những người lựa chọn XKLĐ đều là những lao động đã trưởng thành, nhưng không có công ăn việc làm ổn định. Tuy nhiên, từ sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cùng với những khó khăn về việc làm, thu nhập, nhiều người trẻ xem XKLĐ là lựa chọn của tương lai. Đáng báo động hơn, ở nhiều vùng nông thôn, không ít trường hợp học sinh vừa tốt nghiệp THPT là đăng ký XKLĐ.
Tại địa phương nọ, từ nhiều năm nay, XKLĐ đã nâng cao cuộc sống, thu nhập cho nhiều gia đình, góp phần đổi thay mạnh mẽ diện mạo làng quê. XKLĐ trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng và là chỉ số trụ cột để giảm nghèo bền vững. Vì vậy, số người XKLĐ năm sau luôn cao hơn năm trước. Từ một chủ trương đưa ra để làm động lực cho mục tiêu giảm nghèo, nay trở thành phong trào “người người XKLĐ, nhà nhà XKLĐ”. Theo thống kê, nếu như năm 2020, trên địa bàn xã này có 15/85 lao động trong độ tuổi từ 19-21 đi XKLĐ có thời hạn ở nước ngoài (chiếm 17,6%), thì năm 2021 đã tăng lên 22/73 (chiếm 30,1%). Và năm 2023, số người trẻ trong độ tuổi nói trên lựa chọn XKLĐ đã tăng lên đến gần 38%.
Vị này lo lắng, mục đích của XKLĐ là giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trong độ tuổi lao động, nhưng xu hướng người XKLĐ đang “trẻ hóa” như hiện nay là tình trạng đáng cảnh báo. Thậm chí, nhiều phụ huynh có con em đang theo học THPT nhưng đã được “định hướng” là sẽ đi XKLĐ ngay sau khi tốt nghiệp. Nhiều em hôm trước vừa mới mang bộ đồng phục học sinh, hôm sau đã đến đăng ký XKLĐ. Đáng tiếc trong số đó, có nhiều em được đánh giá là học lực khá tốt. Lý do nhiều người đưa ra là vì khó khăn, vì học tiếp rồi cũng không dễ kiếm việc làm. Thôi thì chịu khó “hy sinh” vài năm tuổi trẻ, đi XKLĐ kiếm ít tiền làm vốn cho tương lai. “Nhưng cứ suy nghĩ kỹ mà xem, ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, lại chưa được đào tạo nghề ngỗng gì, các em ra nước ngoài chỉ để lao động phổ thông kiếm tiền. Trong khi đó, ở độ tuổi này, các em phải tiếp tục học để tích lũy kiến thức, kiếm lấy cái nghề. Liệu rằng gánh nặng mưu sinh trước mắt có khiến cho con đường tương lai phía trước của các em có trở nên bằng phẳng, dễ dàng hơn?”, anh băn khoăn tự hỏi.
Chưa hết, ở một trường THPT nọ còn có câu chuyện đáng báo động hơn nữa. Năm 2022-2023, trường này có đến hơn 400 học sinh tốt nghiệp. Nhưng cả trường chỉ có một số em tham gia kỳ thi, xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Còn lại gần 400 em đi nước ngoài, trong đó, phần lớn là đăng ký XKLĐ, số ít còn lại đi du học, nhưng thực chất đó cũng chỉ là “tấm vé” để đi XKLĐ.
Phải khẳng định rằng, nhiều năm qua, XKLĐ có thời hạn ở nước ngoài đã giúp rất nhiều người dân ở vùng nông thôn, miền núi có thêm lựa chọn cho kế mưu sinh, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống kinh tế. Tuy nhiên, về lâu dài, nên chăng, cần có thống kê, đánh giá và phân tích đầy đủ những tác động, ảnh hưởng của tình trạng XKLĐ “trẻ hóa” như hiện nay. Từ đó, có sự phối hợp tuyên truyền, vận động hợp lý, đưa ra những khuyến cáo để người dân có sự lựa chọn đúng đắn, mang lại lợi ích trước mắt và cả lâu dài khi đăng ký XKLĐ.
Lê Thy