![]() |
Kiểm tra, thẩm định các đề án đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương
(QBĐT) - Sở Công thương vừa tổ chức đoàn kiểm tra, thẩm định các đề án được phê duyệt hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương đợt 3, năm 2023.
Đoàn đã tiến hành kiểm tra, thẩm định một số đơn vị thuộc các lĩnh vực may công nghiệp; sản xuất cửa nhựa lõi thép, cửa nhôm; sản xuất nội thất từ gỗ công nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Trạch, Lệ Thủy và TP. Đồng Hới.
Qua kiểm tra thực tế cho thấy, các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) đã có các hạng mục đầu tư phù hợp với những nội dung trong hồ sơ đề nghị hỗ trợ, đáp ứng với các quy định hiện hành. Các nội dung thực hiện của các đề án mang tính thiết thực, ý nghĩa, động viên, khuyến khích kịp thời được các đơn vị. Các cơ sở CNNT cũng đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ và thiết bị với giá trị đầu tư lớn; qua đó đã tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện an sinh xã hội. Nhìn chung, các cơ sở được kiểm tra, thẩm định đều đã ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào hoạt động sản xuất, cơ sở vật chất bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường.
Từ thực tế kiểm tra, thẩm định đề án khuyến công địa phương, trong thời gian tới, Sở Công thương sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan để hỗ trợ vốn khuyến công cho các cơ sở CNNT đợt 3 năm 2023 theo quy định.
Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Dương Văn Minh cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Sở Công thương, đến hết quý III/2023, trung tâm đã tổ chức tư vấn, hướng dẫn cho hơn 15 cơ sở CNNT đăng ký hỗ trợ vốn khuyến công địa phương năm 2023 với kinh phí hỗ trợ ước đạt 2,445 tỷ đồng. Các cơ sở CNNT được hỗ trợ chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất mộc nội thất từ gỗ công nghiệp, sản xuất tăm tre làm trầm hương, chế biến đá mỹ nghệ, chế biến nông lâm thủy sản, may công nghiệp, in ấn,...
Thời gian qua, chương trình khuyến công đã góp phần gia tăng giá trị sản xuất CNNT, tạo việc làm cho lao động nông thôn, qua đó góp phần tích cực tham gia thực hiện các chính sách, giải pháp của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghiệp khu vực nông thôn. Đến nay, nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò, vị trí hoạt động khuyến công ngày càng được nâng cao.
H.L
(QBĐT) - Sở Công thương vừa tổ chức đoàn kiểm tra, thẩm định các đề án được phê duyệt hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương đợt 3, năm 2023.
Đoàn đã tiến hành kiểm tra, thẩm định một số đơn vị thuộc các lĩnh vực may công nghiệp; sản xuất cửa nhựa lõi thép, cửa nhôm; sản xuất nội thất từ gỗ công nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Trạch, Lệ Thủy và TP. Đồng Hới.
Qua kiểm tra thực tế cho thấy, các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) đã có các hạng mục đầu tư phù hợp với những nội dung trong hồ sơ đề nghị hỗ trợ, đáp ứng với các quy định hiện hành. Các nội dung thực hiện của các đề án mang tính thiết thực, ý nghĩa, động viên, khuyến khích kịp thời được các đơn vị. Các cơ sở CNNT cũng đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ và thiết bị với giá trị đầu tư lớn; qua đó đã tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện an sinh xã hội. Nhìn chung, các cơ sở được kiểm tra, thẩm định đều đã ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào hoạt động sản xuất, cơ sở vật chất bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường.
Từ thực tế kiểm tra, thẩm định đề án khuyến công địa phương, trong thời gian tới, Sở Công thương sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan để hỗ trợ vốn khuyến công cho các cơ sở CNNT đợt 3 năm 2023 theo quy định.
Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Dương Văn Minh cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Sở Công thương, đến hết quý III/2023, trung tâm đã tổ chức tư vấn, hướng dẫn cho hơn 15 cơ sở CNNT đăng ký hỗ trợ vốn khuyến công địa phương năm 2023 với kinh phí hỗ trợ ước đạt 2,445 tỷ đồng. Các cơ sở CNNT được hỗ trợ chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất mộc nội thất từ gỗ công nghiệp, sản xuất tăm tre làm trầm hương, chế biến đá mỹ nghệ, chế biến nông lâm thủy sản, may công nghiệp, in ấn,...
Thời gian qua, chương trình khuyến công đã góp phần gia tăng giá trị sản xuất CNNT, tạo việc làm cho lao động nông thôn, qua đó góp phần tích cực tham gia thực hiện các chính sách, giải pháp của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghiệp khu vực nông thôn. Đến nay, nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò, vị trí hoạt động khuyến công ngày càng được nâng cao.
H.L