Giới thiệu dự án "Cải thiện các biện pháp thương mại không giấy tờ xuyên biên giới"

  • 02:08, 18/08/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Ngày 18/8, Cục Hải quan tỉnh phối hợp với Sở Ngoại vụ tổ chức hội nghị với Đoàn đại biểu Viện Thương mại và Quốc tế, Bộ Thương mại Thái Lan nhằm trao đổi, giới thiệu dự án “Cải thiện các biện pháp thương mại không giấy tờ xuyên biên giới”. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan của tỉnh Quảng Bình và Bộ Thương mại Thái Lan.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Theo thời gian, thương mại và đầu tư quốc tế đã trở thành động lực chính giúp các nền kinh tế đang phát triển vươn mình thoát khỏi nghèo đói và tiến lên thịnh vượng.
 
ACMECS là tổ chức chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady-Chao Phraya-Mê Kông, được thành lập tháng 11/2003 theo sáng kiến của Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Các quốc gia ACMECS (hợp tác kinh tế gồm 5 nước: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
 
Tất cả nền kinh tế ACMECS đều dựa vào thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Qua đó, góp phần tạo thuận lợi thương mại, bảo đảm lưu chuyển hàng hóa qua biên giới nhờ giảm thời gian, chi phí thương mại và nhiều vấn đề trong khu vực... 
Đại biểu tham luận tại hội nghị.
Đại biểu tham luận tại hội nghị.
Dự án “Cải thiện các biện pháp thương mại không giấy tờ xuyên biên giới” được thiết kế dựa trên những vấn đề được các quốc gia thành viên ACMECS xác định về thương mại kỹ thuật số và không cần giấy tờ.
 
Các thành phố thông minh bền vững được kết nối với nhau, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng, góp vào tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong khu vực.
 
Mục tiêu của dự án “Cải thiện các biện pháp thương mại không giấy tờ xuyên biên giới” là tạo ra các giải pháp thương mại không cần giấy tờ và thỏa thuận liên chính phủ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Kết quả đạt được của dự án thông qua quy trình và đo lường thương mại xuyên biên giới ở các quốc gia dọc theo tuyến đường 12. 
Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình tặng quà lưu niệm cho Viện Thương mại và quốc tế, Bộ Thương mại Thái Lan.
Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh tặng quà lưu niệm cho Viện Thương mại và Quốc tế, Bộ Thương mại Thái Lan.

Để triển khai dự án, các bên liên quan đã tiến hành nghiên cứu thực địa để thu thập dữ liệu sơ cấp tại ba quốc gia (Thái Lan, Lào và Việt Nam) nhằm hoàn thiện chi tiết kỹ thuật trong biên bản ghi nhớ. Thời gian thực hiện dự án là một năm gồm lên kế hoạch và các hoạt động khác liên quan đến dự án.

Tại hội nghị, các đại biểu của 2 nước đã thảo luận, đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả dự án trong thời gian tới… 

Lãnh đạo Viện Thương mại và quốc tế, Bộ Thương mại Thái Lan tăng quà lưu niệm cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.
Lãnh đạo Viện Thương mại và Quốc tế, Bộ Thương mại Thái Lan tặng quà lưu niệm cho Cục Hải quan tỉnh.
 
X.V

tin liên quan

Phát triển làng nghề gắn với điểm, tuyến du lịch: Vẫn còn bỏ ngỏ - Bài 2: Để làng nghề thành sản phẩm du lịch, còn thiếu những gì?
Phát triển làng nghề gắn với điểm, tuyến du lịch: Vẫn còn bỏ ngỏ - Bài 2: Để làng nghề thành sản phẩm du lịch, còn thiếu những gì?

(QBĐT) - Tiềm năng không nhỏ, kỳ vọng cũng rất lớn nhưng việc phát triển làng nghề gắn với điểm, tuyến du lịch và xa hơn là đưa làng nghề thành sản phẩm du lịch ở Quảng Bình thực sự vẫn còn bỏ ngỏ.

TP. Đồng Hới: Phấn đấu đến 2025, lao động qua đào tạo đạt 78%
TP. Đồng Hới: Phấn đấu đến 2025, lao động qua đào tạo đạt 78%

(QBĐT) - Phó Chủ tịch UBND TP. Đồng Hới Lê Hòa Sơn cho biết: Nhờ những chính sách phù hợp, đúng hướng nên công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Phát triển làng nghề gắn với điểm, tuyến du lịch: Vẫn còn bỏ ngỏ - Bài 1: Tiềm năng và kỳ vọng
Phát triển làng nghề gắn với điểm, tuyến du lịch: Vẫn còn bỏ ngỏ - Bài 1: Tiềm năng và kỳ vọng

(QBĐT) - Phát triển làng nghề gắn với điểm, tuyến du lịch vừa góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của làng nghề, vừa mang lại lợi ích kinh tế-xã hội, làm phong phú, đa dạng thêm các sản phẩm du lịch, phục vụ nhu cầu của du khách. Không ít địa phương trong nước đã thực hiện thành công. Còn ở Quảng Bình ra sao?