![]() |
Gian nan vận hành lưới điện vào Rục
(QBĐT) - Năm 2002, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đầu tư, xây dựng một đường dây điện từ đường Hồ Chí Minh vào cấp cho 3 bản đồng bào Rục, xã Thượng Hóa (Minh Hóa).
Cũng từ đó, những công nhân Điện lực Minh Hóa phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả, nguy hiểm để quản lý vận hành lưới điện này, góp phần mang lại ánh sáng, văn minh cho đồng bào.
Trước đây, vùng Rục, xã Thượng Hóa gần như biệt lập với thế giới bên ngoài do địa hình cách trở vì không có đường, điện, cuộc sống của bà con vô cùng khó khăn. Năm 2002, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã đầu tư xây dựng đường, điện vào phục vụ cho đồng bào. Năm 2007, tuyến điện này được giao lại cho Điện lực Minh Hóa quản lý, vận hành. Sau khi tiếp nhận, đơn vị đã cải tạo, xây dựng trên 11km đường dây 22kV và 4 trạm biến áp có tổng công suất 150kVA để cấp điện cho bà con.
Tuyến điện vào Rục ngày đó chủ yếu là dây trần, đi qua rừng và các vách núi cao, vực sâu hiểm trở nên thường xảy ra sự cố. Mùa mưa lũ, đường vào Rục bị ngập sâu ở Hung Trâu, ngầm tràn bản Ón nên công tác quản lý vận hành càng khó khăn hơn.
Anh Trương Quyết Thắng, công nhân Đội Quản lý, vận hành đường dây và trạm biến áp (Điện lực Minh Hóa) chia sẻ: “Để quản lý, vận hành lưới điện vào Rục, chúng tôi phải thường xuyên vượt quãng đường dài khoảng 40km. Có những ngày mưa lũ, nước ngập sâu, đá lở làm chia cắt nhiều đoạn đường. Để tiếp cận được với khách hàng, chúng tôi phải thuê đò, đi bộ vào để khắc phục sự cố”.
Công việc hàng ngày của anh Thắng và đồng nghiệp là kiểm tra, bảo dưỡng đường dây, trạm biến áp. Kiểm tra xong, các anh lại đến từng hộ dân để tuyên truyền cho bà con sử dụng điện an toàn; tu sửa đường dây vào nhà và các thiết bị điện cho bà con.
“Cái khó khăn nhất của anh em trong đội là đi “thu vét” tiền điện. Bởi buổi ngày bà con thường lên rừng sản xuất, thu lượm sản vật, đến tối mới về nên nhiều khi phải đi thu buổi đêm. Có những trường hợp bà con không có tiền trả, chúng tôi cũng phải tự bỏ tiền túi để trả. Dù vất vả nhưng thấy bà con có nguồn điện ổn định sử dụng là chúng tôi vui rồi”, anh Thắng chia sẻ thêm.
Để bảo đảm cấp điện an toàn, liên tục cho đồng bào Rục và các cơ quan đóng trên địa bàn, Công ty Điện lực Quảng Bình đã đầu tư hệ thống cáp ngầm gần 3km qua các núi đá vôi, nắn nhiều vị trí cột để hạn chế sự cố do cây cối, nhà cửa của người dân, thay thế dây trần bằng dây bọc đạt trên 90%... Nhờ đó, sự cố hệ thống điện vào các bản đồng bào Rục, tình trạng mất điện đã giảm nhiều so với trước.
Trưởng bản Ón Trần Xuân Tư phấn khởi: "Được Đảng, Nhà nước và ngành Điện quan tâm kéo điện về đến tận nhà nên bà con mừng lắm. Có điện, con em trong bản học tập tốt hơn. Nhiều bà con đã mua tivi về xem nên biết được thông tin hay, học hỏi được cách làm kinh tế hiệu quả. Một số hộ còn mua tủ lạnh, máy xay xát, nồi cơm điện, quạt… phục vụ cho cuộc sống, sản xuất. Mỗi khi có dịp, tôi đều tuyên truyền, căn dặn bà con phải bảo vệ các công trình điện. Nếu điện không sáng nữa thì bà con sẽ khổ nhiều, sẽ luẩn quẩn trong vòng tối tăm, nghèo đói, lạc hậu...".
Anh Trần Xuân Lành, một người dân bản Ón cho hay: “Có ngày, nhà tôi bị mất điện không rõ nguyên nhân nên gọi báo cho tổng đài. Hơn 30 phút sau, đã có hai thợ điện đến kiểm tra, phát hiện aptomat nơi đồng hồ bị nhảy do đường dây vào nhà quá nhỏ. Thấy tôi khó khăn, các thợ điện cho tôi mượn tiền mua lại đường dây mới, đấu nối lại cẩn thận và tu sửa cả hệ thống điện trong nhà mà không hề lấy tiền công”.
Đến nay đã có 158 khách hành thuộc 3 bản đồng bào Rục ký hợp đồng sử dụng điện với Điện lực Minh Hóa. Mặc dù lượng điện sử dụng của bà con không cao nhưng đơn vị vẫn dành cho đồng bào sự quan tâm đặc biệt.
Phó Giám đốc phụ trách Điện lực Minh Hóa Phạm Phước Vĩnh Kha cho biết: “Hàng ngày, tôi đều dặn anh em công nhân phải thường xuyên kiểm tra lưới điện, tuyên truyền, vận động bà con sử dụng điện an toàn. Riêng trong tháng “Tri ân khách hàng”, đơn vị đã kiểm tra miễn phí hệ thống điện, sửa chữa, thay thế thiết bị điện trong nhà, lắp bóng đèn tiết kiệm điện cho nhiều hộ nghèo, hộ gia đình chính sách; tặng “Thẻ bảo hiểm an toàn điện” cho các trường hợp làm việc trong môi trường có nguy cơ mất an toàn về điện. Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng điện, bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định cho đồng bào Rục”…
Việt Hà
(QBĐT) - Năm 2002, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đầu tư, xây dựng một đường dây điện từ đường Hồ Chí Minh vào cấp cho 3 bản đồng bào Rục, xã Thượng Hóa (Minh Hóa).
Cũng từ đó, những công nhân Điện lực Minh Hóa phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả, nguy hiểm để quản lý vận hành lưới điện này, góp phần mang lại ánh sáng, văn minh cho đồng bào.
Trước đây, vùng Rục, xã Thượng Hóa gần như biệt lập với thế giới bên ngoài do địa hình cách trở vì không có đường, điện, cuộc sống của bà con vô cùng khó khăn. Năm 2002, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã đầu tư xây dựng đường, điện vào phục vụ cho đồng bào. Năm 2007, tuyến điện này được giao lại cho Điện lực Minh Hóa quản lý, vận hành. Sau khi tiếp nhận, đơn vị đã cải tạo, xây dựng trên 11km đường dây 22kV và 4 trạm biến áp có tổng công suất 150kVA để cấp điện cho bà con.
Tuyến điện vào Rục ngày đó chủ yếu là dây trần, đi qua rừng và các vách núi cao, vực sâu hiểm trở nên thường xảy ra sự cố. Mùa mưa lũ, đường vào Rục bị ngập sâu ở Hung Trâu, ngầm tràn bản Ón nên công tác quản lý vận hành càng khó khăn hơn.
Anh Trương Quyết Thắng, công nhân Đội Quản lý, vận hành đường dây và trạm biến áp (Điện lực Minh Hóa) chia sẻ: “Để quản lý, vận hành lưới điện vào Rục, chúng tôi phải thường xuyên vượt quãng đường dài khoảng 40km. Có những ngày mưa lũ, nước ngập sâu, đá lở làm chia cắt nhiều đoạn đường. Để tiếp cận được với khách hàng, chúng tôi phải thuê đò, đi bộ vào để khắc phục sự cố”.
Công việc hàng ngày của anh Thắng và đồng nghiệp là kiểm tra, bảo dưỡng đường dây, trạm biến áp. Kiểm tra xong, các anh lại đến từng hộ dân để tuyên truyền cho bà con sử dụng điện an toàn; tu sửa đường dây vào nhà và các thiết bị điện cho bà con.
“Cái khó khăn nhất của anh em trong đội là đi “thu vét” tiền điện. Bởi buổi ngày bà con thường lên rừng sản xuất, thu lượm sản vật, đến tối mới về nên nhiều khi phải đi thu buổi đêm. Có những trường hợp bà con không có tiền trả, chúng tôi cũng phải tự bỏ tiền túi để trả. Dù vất vả nhưng thấy bà con có nguồn điện ổn định sử dụng là chúng tôi vui rồi”, anh Thắng chia sẻ thêm.
Để bảo đảm cấp điện an toàn, liên tục cho đồng bào Rục và các cơ quan đóng trên địa bàn, Công ty Điện lực Quảng Bình đã đầu tư hệ thống cáp ngầm gần 3km qua các núi đá vôi, nắn nhiều vị trí cột để hạn chế sự cố do cây cối, nhà cửa của người dân, thay thế dây trần bằng dây bọc đạt trên 90%... Nhờ đó, sự cố hệ thống điện vào các bản đồng bào Rục, tình trạng mất điện đã giảm nhiều so với trước.
Trưởng bản Ón Trần Xuân Tư phấn khởi: "Được Đảng, Nhà nước và ngành Điện quan tâm kéo điện về đến tận nhà nên bà con mừng lắm. Có điện, con em trong bản học tập tốt hơn. Nhiều bà con đã mua tivi về xem nên biết được thông tin hay, học hỏi được cách làm kinh tế hiệu quả. Một số hộ còn mua tủ lạnh, máy xay xát, nồi cơm điện, quạt… phục vụ cho cuộc sống, sản xuất. Mỗi khi có dịp, tôi đều tuyên truyền, căn dặn bà con phải bảo vệ các công trình điện. Nếu điện không sáng nữa thì bà con sẽ khổ nhiều, sẽ luẩn quẩn trong vòng tối tăm, nghèo đói, lạc hậu...".
Anh Trần Xuân Lành, một người dân bản Ón cho hay: “Có ngày, nhà tôi bị mất điện không rõ nguyên nhân nên gọi báo cho tổng đài. Hơn 30 phút sau, đã có hai thợ điện đến kiểm tra, phát hiện aptomat nơi đồng hồ bị nhảy do đường dây vào nhà quá nhỏ. Thấy tôi khó khăn, các thợ điện cho tôi mượn tiền mua lại đường dây mới, đấu nối lại cẩn thận và tu sửa cả hệ thống điện trong nhà mà không hề lấy tiền công”.
Đến nay đã có 158 khách hành thuộc 3 bản đồng bào Rục ký hợp đồng sử dụng điện với Điện lực Minh Hóa. Mặc dù lượng điện sử dụng của bà con không cao nhưng đơn vị vẫn dành cho đồng bào sự quan tâm đặc biệt.
Phó Giám đốc phụ trách Điện lực Minh Hóa Phạm Phước Vĩnh Kha cho biết: “Hàng ngày, tôi đều dặn anh em công nhân phải thường xuyên kiểm tra lưới điện, tuyên truyền, vận động bà con sử dụng điện an toàn. Riêng trong tháng “Tri ân khách hàng”, đơn vị đã kiểm tra miễn phí hệ thống điện, sửa chữa, thay thế thiết bị điện trong nhà, lắp bóng đèn tiết kiệm điện cho nhiều hộ nghèo, hộ gia đình chính sách; tặng “Thẻ bảo hiểm an toàn điện” cho các trường hợp làm việc trong môi trường có nguy cơ mất an toàn về điện. Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng điện, bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định cho đồng bào Rục”…
Việt Hà