![]() |
Nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao
(QBĐT) - Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện Bố Trạch Hoàng Văn Hùng cho biết, bám sát đặc điểm địa bàn và nhu cầu thực tế của hội viên, nông dân, các cấp HND huyện đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế.
Để xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả, HND huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên nguồn vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, xây dựng các mô hình sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm. Hội chủ động kết nối, hướng dẫn nông dân thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao, các vườn mẫu, cơ sở sản xuất hữu cơ; sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao quy mô sản xuất, hình thành các trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX)...
Nhờ vậy, hiện toàn huyện có 11 cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ cao trên lĩnh vực trồng trọt, trong đó có 1 cơ sở nhân giống và trồng nấm (HTX Sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh); 10 cơ sở ứng dụng công nghệ nhà màng, tưới tiêu nhỏ giọt và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (HTX Sản xuất rau an toàn và dịch vụ nông nghiệp Dũng Na, HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tâm An, Trang trại Nông nghiệp công nghệ cao Dream farm…), mang lại doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên.
Thời gian tới, HND huyện sẽ tiếp tục tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền nhiều chủ trương, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nông dân trong quá trình sản xuất kinh doanh và xây dựng các mô hình kinh tế; kết nối, hướng dẫn nông dân thành lập các mô hình kinh tế có hiệu quả.
L.M
(QBĐT) - Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện Bố Trạch Hoàng Văn Hùng cho biết, bám sát đặc điểm địa bàn và nhu cầu thực tế của hội viên, nông dân, các cấp HND huyện đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế.
Để xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả, HND huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên nguồn vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, xây dựng các mô hình sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm. Hội chủ động kết nối, hướng dẫn nông dân thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao, các vườn mẫu, cơ sở sản xuất hữu cơ; sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao quy mô sản xuất, hình thành các trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX)...
Nhờ vậy, hiện toàn huyện có 11 cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ cao trên lĩnh vực trồng trọt, trong đó có 1 cơ sở nhân giống và trồng nấm (HTX Sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh); 10 cơ sở ứng dụng công nghệ nhà màng, tưới tiêu nhỏ giọt và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (HTX Sản xuất rau an toàn và dịch vụ nông nghiệp Dũng Na, HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tâm An, Trang trại Nông nghiệp công nghệ cao Dream farm…), mang lại doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên.
Thời gian tới, HND huyện sẽ tiếp tục tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền nhiều chủ trương, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nông dân trong quá trình sản xuất kinh doanh và xây dựng các mô hình kinh tế; kết nối, hướng dẫn nông dân thành lập các mô hình kinh tế có hiệu quả.
L.M