Bộ Công Thương thông tin về sai sót trong văn bản đề xuất sửa cơ cấu biểu giá bán lẻ điện
06:10, 08/10/2022
Ngày 7/10, Bộ Công Thương có văn bản gửi 14 cơ quan của Quốc hội, 13 bộ ngành và đơn vị cùng UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội 63 tỉnh thành về việc đính chính nội dung lấy ý kiến góp ý các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
Bộ Công Thương xin ý kiến góp ý các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Ảnh: TTXVN.
Theo đó, ngày 3/10, Bộ Công Thương đã có công văn số 5923/BCT-ĐTĐL gửi các cơ quan để xin ý kiến góp ý các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Bộ Công Thương đề xuất.
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, do lỗi kỹ thuật nên dẫn tới sai sót ở cột 2, bảng 13 thuộc trang phụ lục của đề án nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và lựa chọn phương án.
Cùng với việc "đính chính sai sót", Bộ Công Thương gửi lại phụ lục mới đính kèm, thay thế cho phụ lục của công văn ngày 3/10.
Cụ thể, trong bảng biểu số 13 tại văn bản được cho là có "lỗi kỹ thuật", Bộ Công Thương đưa ra thông tin so sánh giá điện hiện hành với giá điện tính theo phương án cơ cấu giá điện sinh hoạt theo 5 bậc có hiệu chỉnh tỉ lệ giá điện để minh chứng về sự thay đổi của các bậc khi áp dụng cơ cấu mới.
Nhưng trong bảng biểu số 13 (thuộc văn bản ngày 3/10), Bộ Công Thương chỉ đưa ra 4 bậc (bao gồm từ 0-100 kWh, từ 101-300 kWh, từ 301-700 kWh và từ 701 kWh trở lên).
Trong văn bản đính chính, Bộ Công Thương sửa lại đầy đủ các bậc để so sánh giá điện của 5 bậc thang theo đề xuất, gồm bậc 1 từ 0-100 kWh, bậc 2 từ 101-200 kWh, bậc 3 từ 201-400 kWh, bậc 4 từ 401-700 kWh và 5 từ 701 kWh trở lên.
Việc sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện được Bộ Công Thương đưa ra từ năm 2020, nhưng đã phải tạm dừng. Đến nay, Bộ Công Thương tiếp tục đưa ra lấy ý kiến. Trên cơ sở đánh gía tác động của các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho sinh hoạt, Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án biểu giá điện sinh hoạt gồm 5 bậc và 4 bậc.
Cụ thể, với phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc theo đề xuất của EVN nhưng có thay đổi cơ cấu tỷ trọng so với giá bán lẻ điện bình quân. Cụ thể, bậc 1 là 100 kWh đầu tiên, bậc 2 cho kWh từ 101-200, bậc 3 từ 201-400, bậc 4 từ 401-700 và bậc 5 cho kWh từ 701 trở lên.
Phương án 2 là cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 4 bậc như đề xuất của EVN tư vấn. Cụ thể, bậc 1 cho 100 kWh đầu tiên, bậc 2 cho kWh từ 101-300, bậc 3 cho kWh từ 301-700 và bậc 4 cho kWh từ 701 trở lên.
Với hai phương án đề xuất của Bộ Công Thương (4 bậc và 5 bậc) được đánh giá là đã tiếp thu được nhiều ý kiến góp ý trước đó, mang lại lợi ích cho đại đa số người tiêu dùng do số tiền điện sinh hoạt không có nhiều thay đổi. Còn các hộ sử dụng từ 701 kWh trở lên sẽ bị tăng giá điện do sử dụng nhiều điện.
(QBĐT) - Thực hiện phong trào "CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi", Hội Cựu chiến binh huyện Minh Hóa đã tuyên truyền, vận động HV phát huy ý chí tự lực, tự cường, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.
(QBĐT) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định cho phép Công ty TNHH Nhật Lệ Travel khai thác thử nghiệm sản phẩm du lịch "Du thuyền ngắm cảnh trên sông Nhật Lệ kết hợp tham quan các danh thắng, di tích lịch sử".
(QBĐT) - Ở xã miền núi Trường Sơn (Quảng Ninh), đời sống của đồng bào Bru-Vân Kiều còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu kiến thức để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, bằng sự cần cù, chịu khó lao động, nhiều chị em phụ nữ đã vươn lên khẳng định mình, không chỉ phát triển kinh tế gia đình mà còn động viên, giúp đỡ mọi người cùng phát triển kinh tế, giảm nghèo.