Hội nghị trực tuyến thiêu thụ vải thiều Bắc Giang năm 2021
(QBĐT) - Ngày 8-6, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều tỉnh Bắc Giang năm 2021 tại 22 điểm cầu trong nước và 8 điểm cầu tại các nước: Nhật Bản, Úc, Singapore, Trung Quốc.
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Bình có đại diện lãnh đạo của các sở, ban, ngành liên quan; đại diện các doanh nghiệp, siêu thị, điểm bán hàng Việt và các cửa hàng bán nông sản sạch trên địa bàn toàn tỉnh. Đại diện lãnh đạo Sở Công thương chủ trì hội nghị.
Năm 2021, diện tích vải thiều Bắc Giang là 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng 15.000 tấn so với năm 2020). Trong đó vải chín sớm ước đạt 45.000 tấn, vải chính vụ ước đạt 135.000 tấn. Vải sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP là 15.200 ha, chiếm 54% tổng diện tích toàn tỉnh, vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP là 82 ha; vải xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Úc là 218 ha; sang Nhật Bản là 219 ha.
Để thuận lợi cho công tác xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm vải thiều, tỉnh Bắc Giang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện biện pháp chăm sóc sản phẩm vải thiều, bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc tiêu thụ vải thiều năm 2021 tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Bắc Giang chủ động xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều tương ứng với các mức độ kiểm soát dịch bệnh; triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiêu thụ được sản phẩm.
Tại các điểm cầu, đại biểu tập trung thảo luận về các vấn đề như: Tạo điều kiện thuận lợi cho vải thiều thông quan; đưa vải thiều tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử; tiêu thụ vải tại các hệ thống siêu thị lớn, chợ đầu mối lớn trong nước…
Tại hội nghị, tỉnh Bắc Giang cũng đã đề nghị Bộ NN & PTNT quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng, mã vùng trồng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm vải thiều bảo đảm các điều kiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và một số thị trường tiềm năng; hỗ trợ Bắc Giang giám sát toàn bộ quá trình thu hoạch, xông hơi khử trùng, kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu; hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu nông sản; hỗ trợ tiêu thụ vải thiều trên các sàn thương mại điện tử; chỉ đạo sở công Thương các tỉnh, thành phố phối hợp với tỉnh Bắc Giang tiêu thụ vải thiều. Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai công nghệ sấy, chế biến để quả vải thiều vẫn giữ được hương vị, màu sắc phục vụ các thị trường trong và ngoài nước…
Trong dịp này, ban tổ chức cũng công bố Văn bằng Bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn tại Nhật Bản; tổ chức khai trương gian hàng vải thiều Bắc Giang trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước; cắt băng xuất hành đoàn xe chở vải thiều tiêu thụ tại thị trường trong nước và quốc tế năm 2021.
Thanh Hoa
(QBĐT) - Ngày 8-6, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều tỉnh Bắc Giang năm 2021 tại 22 điểm cầu trong nước và 8 điểm cầu tại các nước: Nhật Bản, Úc, Singapore, Trung Quốc.
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Bình có đại diện lãnh đạo của các sở, ban, ngành liên quan; đại diện các doanh nghiệp, siêu thị, điểm bán hàng Việt và các cửa hàng bán nông sản sạch trên địa bàn toàn tỉnh. Đại diện lãnh đạo Sở Công thương chủ trì hội nghị.
Năm 2021, diện tích vải thiều Bắc Giang là 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng 15.000 tấn so với năm 2020). Trong đó vải chín sớm ước đạt 45.000 tấn, vải chính vụ ước đạt 135.000 tấn. Vải sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP là 15.200 ha, chiếm 54% tổng diện tích toàn tỉnh, vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP là 82 ha; vải xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Úc là 218 ha; sang Nhật Bản là 219 ha.
Để thuận lợi cho công tác xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm vải thiều, tỉnh Bắc Giang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện biện pháp chăm sóc sản phẩm vải thiều, bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc tiêu thụ vải thiều năm 2021 tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Bắc Giang chủ động xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều tương ứng với các mức độ kiểm soát dịch bệnh; triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiêu thụ được sản phẩm.
Tại các điểm cầu, đại biểu tập trung thảo luận về các vấn đề như: Tạo điều kiện thuận lợi cho vải thiều thông quan; đưa vải thiều tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử; tiêu thụ vải tại các hệ thống siêu thị lớn, chợ đầu mối lớn trong nước…
Tại hội nghị, tỉnh Bắc Giang cũng đã đề nghị Bộ NN & PTNT quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng, mã vùng trồng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm vải thiều bảo đảm các điều kiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và một số thị trường tiềm năng; hỗ trợ Bắc Giang giám sát toàn bộ quá trình thu hoạch, xông hơi khử trùng, kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu; hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu nông sản; hỗ trợ tiêu thụ vải thiều trên các sàn thương mại điện tử; chỉ đạo sở công Thương các tỉnh, thành phố phối hợp với tỉnh Bắc Giang tiêu thụ vải thiều. Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai công nghệ sấy, chế biến để quả vải thiều vẫn giữ được hương vị, màu sắc phục vụ các thị trường trong và ngoài nước…
Trong dịp này, ban tổ chức cũng công bố Văn bằng Bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn tại Nhật Bản; tổ chức khai trương gian hàng vải thiều Bắc Giang trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước; cắt băng xuất hành đoàn xe chở vải thiều tiêu thụ tại thị trường trong nước và quốc tế năm 2021.
Thanh Hoa