Dòng tiền chảy mạnh, chứng khoán Việt Nam lập đỉnh mới

  • 05:05, 22/05/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Cùng với sự hỗ trợ của dòng tiền, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn liên tiếp tiến lên các mốc cao lịch sử.
 
Phiên giao dịch hôm nay 21-5, riêng thanh khoản trên sàn HOSE đã đạt hơn 1 tỷ USD. Nhiều nhà đầu tư cho biết, vào khoảng hơn 14 giờ chiều nay, hiện tượng nghẽn lệnh lại diễn ra trên sàn HOSE khiến họ không thể đặt lệnh mua bán.
 
Chốt phiên giao dịch ngày 21-5, VN - Index tăng 5,71 điểm lên 1.283,93  điểm, đây là mức điểm cao lịch sử của chỉ số này. Thanh khoản đạt gần 699 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 23.677,4 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD). Toàn sàn có 257 mã tăng giá, 162 mã giảm giá và 43 mã đứng giá.
 
HNX - Index tăng 2,89 điểm lên 297,99 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 142,47 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 3.233,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 130 mã tăng giá, 88 mã giảm giá và 56 mã đứng giá.
 
UPCOM - Index tăng 1,88 điểm lên 81,63 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 120,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 1.361 tỷ đồng. Toàn sàn có 228 mã tăng giá, 147 mã giảm giá và 91 mã đứng giá.
 
Trong rổ cổ phiếu VN30 có 18 mã tăng và 11 mã giảm. Các mã tăng giá đang chú ý như: BID tăng 6,9% lên mức giá trần, PLX tăng 5,5%, PDR tăng 4,1%, SBT tăng 3,1%, VRE tăng 2,9%, TCH và KDH đều tăng 2,5%, JVC tăng 1,5%...
 
Ở chiều giảm giá, MWG giảm 3,1%, NVL giảm 2,6%, VCB giảm 2,2%, FPT giảm 1,8%, MSN và HPG giảm 1,5%...
 
Sắc xanh áp đảo tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đặc biệt, PGB, BVB, BID còn tăng lên giá trần. Các mã ACB, SHB, EIB, SSB, TCB, NVB, KLB, OCB, MBB, VPB, MSB... đều ở chiều tăng giá.
 
Tuy vậy, vẫn có những mã vốn hóa lớn nhóm ngân hàng giảm mạnh như VCB giảm 2,2%, STB giảm 1,9%, CTG giảm 1,3%.
 
Nhóm cổ phiếu dầu khí diễn biến rất tích cực với sắc xanh lan tỏa. Các mã PLX, BSR, OIL, PVB, PVD, PVS, PVC... đều tăng rất tích cực.
 
Về giao dịch khối ngoại, khối này bán ròng 294,87 tỷ đồng trên HOSE, trong khi mua ròng hơn 78 tỷ đồng trên HNX và 41,11 tỷ đồng trên UPCOM.
 
Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán thế giới, chứng khoán châu Á dịch chuyển trái chiều trong phiên 21-5, khi một số thị trường tiếp bước đà tăng của Phố Wall phiên 20/5 trong khi tâm lý nhiều nhà đầu tư tiếp tục bị chi phối bởi nỗi lo lạm phát và triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu.
 
Chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Tokyo (Nhật Bản) tăng 0,78% (tương đương 219,58 điểm) và đóng cửa ở mức 28.317,83 điểm. Tính chung từ đầu tuần, chỉ số này đã tăng 0,83%.
 
Các thị trường Sydney, Singapore, Wellington, Đài Bắc (Trung Quốc), Manila, Mumbai và Bangkok đều tăng giá.
 
Ngược lại, hoạt động bán ra chốt lời của nhà đầu tư đã đẩy thị trường chứng khoán Hàn Quốc vào vùng mất điểm. Chỉ số Kospi tại Seoul giảm 0,19% (5,86 điểm) và khép phiên 21-5 ở mức 3.156,42 điểm.
 
Theo Văn Giáp (TTXVN)
 

tin liên quan

Tiêu thụ thép vẫn tốt dù giá tăng
Tiêu thụ thép vẫn tốt dù giá tăng

Trong thời gian từ đầu năm đến nay, giá thép đã liên tục có mức tăng cao với hơn 50%. Nhiều doanh nghiệp ngành thép cho rằng, giá thép tăng chủ yếu do giá nguyên vật liệu sản xuất tăng mạnh, nhưng sản lượng thép tiêu thụ vẫn tăng trưởng tốt. 

Nông dân phấn khởi vì được mùa
Nông dân phấn khởi vì được mùa

(QBĐT) - Vụ đông-xuân năm nay, người nông dân Tuyên Hóa rất phấn khởi vì đây là vụ mùa vừa được mùa vừa được giá. Đặc biệt, việc chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị cao hơn nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Rà soát số liệu cập nhật và công bố hiện trạng rừng năm 2020
Rà soát số liệu cập nhật và công bố hiện trạng rừng năm 2020

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố chấn chỉnh, rà soát số liệu cập nhật và công bố hiện trạng rừng năm 2020.