![]() |
Nông dân TX. Ba Đồn thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
(QBĐT) - Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng trên địa bàn TX. Ba Đồn ngày càng có sức lan tỏa và thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều gương nông dân năng động, sáng tạo, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của hội là thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, Hội Nông dân thị xã đã tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đến 100% chi hội nông dân nhằm giúp hội viên hiểu rõ nội dung, mục đích, ý nghĩa phong trào thi đua, quy định tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi để đăng ký, phấn đấu.
Hàng năm, Hội Nông dân thị xã đã chủ động phối hợp với các phòng, ban liên quan mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả; tổ chức cho hội viên tham quan học tập và xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, động viên hội viên mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư có trọng điểm, phù hợp với thực tế của hộ gia đình. Nhiều hộ đã chủ động chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu của địa phương, như: ngô lai, rau, hoa, tỏi, dừa xiêm, dưa lưới...
Trước đây, gia đình bà Nguyễn Thị Bình, thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh chủ yếu trồng lúa, nhưng từ khi được cán bộ Phòng Kinh tế thị xã và cán bộ địa phương hướng dẫn chuyển đổi cây trồng phù hợp, vợ chồng ông bà đã mạnh dạn chuyển sang trồng tỏi. Nhờ nắm vững quy trình trồng, chăm sóc nên tỏi của gia đình ông bà phát triển tốt, củ to, chắc và đều. Những năm gần đây, giá tỏi tăng cao nên cây tỏi trở thành thu nhập chính cho gia đình bà.
Bà Bình chia sẻ, thời gian đầu, gia đình không dám đầu tư trồng tỏi vì sợ không có đầu ra, nhưng gần đây, tỏi sạch Quảng Minh được công nhận là sản phẩm OCOP có thương hiệu và nguồn tiêu thụ ổn định nên gia đình dồn tất cả diện tích đất (6 sào) để trồng tỏi. Nhờ trồng tỏi, gia đình có thu nhập ổn định hơn, hiện nay, không chỉ gia đình bà mà các hộ gia đình trong thôn cũng đầu tư trồng tỏi, kinh tế người dân không còn khó khăn như trước.
Trên địa bàn thị xã đã xuất hiện nhiều mô hình trồng cây ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, như: mô hình sản xuất dưa lưới và măng tây của anh Võ Minh Sáng, TDP Chính Trực, phường Quảng Long; mô hình dưa lưới và dưa chuột baby của anh Hoàng Nam Doan, TDP Trường Sơn, phường Quảng Long; mô hình trồng rau thủy canh của anh Ngô Hữu Việt ở TDP Nhân Thọ, phường Quảng Thọ... Đây là những mô hình mới có quy mô, giá trị kinh tế cao mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Bên cạnh việc phát triển trồng trọt, các cơ sở hội còn vận động hội viên nông dân phát triển chăn nuôi tăng thêm thu nhập, hiện toàn thị xã có tổng đàn gia súc hơn 24.600 con, gia cầm 280.000 con. Đặc biệt, trong năm 2020, UBND thị xã đã ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lợn hữu cơ với Tập đoàn Quế Lâm, mở ra hướng đi mới và tạo nhiều cơ hội hơn cho nông dân thị xã.
Mặt khác, Hội Nông dân thị xã còn làm tốt công tác tư vấn, giới thiệu 253 lao động đi xuất khẩu; thành lập hướng dẫn tổ chức hoạt động cho 116 câu lạc bộ nông dân phát triển bền vững, thu hút hàng chục nghìn hội viên tham gia. Qua đó, giúp hội viên có cơ hội tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, áp dụng trong phát triển kinh tế hộ gia đình; xây dựng quỹ hội lên đến 820 triệu đồng để giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Cuối năm 2020, toàn thị xã có hơn 6.000 hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Ông Đoàn Hữu Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân TX. Ba Đồn cho biết, trong thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã góp phần giúp kinh tế-xã hội của thị xã có bước chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững.
X.P
(QBĐT) - Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng trên địa bàn TX. Ba Đồn ngày càng có sức lan tỏa và thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều gương nông dân năng động, sáng tạo, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của hội là thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, Hội Nông dân thị xã đã tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đến 100% chi hội nông dân nhằm giúp hội viên hiểu rõ nội dung, mục đích, ý nghĩa phong trào thi đua, quy định tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi để đăng ký, phấn đấu.
Hàng năm, Hội Nông dân thị xã đã chủ động phối hợp với các phòng, ban liên quan mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả; tổ chức cho hội viên tham quan học tập và xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, động viên hội viên mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư có trọng điểm, phù hợp với thực tế của hộ gia đình. Nhiều hộ đã chủ động chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu của địa phương, như: ngô lai, rau, hoa, tỏi, dừa xiêm, dưa lưới...
Trước đây, gia đình bà Nguyễn Thị Bình, thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh chủ yếu trồng lúa, nhưng từ khi được cán bộ Phòng Kinh tế thị xã và cán bộ địa phương hướng dẫn chuyển đổi cây trồng phù hợp, vợ chồng ông bà đã mạnh dạn chuyển sang trồng tỏi. Nhờ nắm vững quy trình trồng, chăm sóc nên tỏi của gia đình ông bà phát triển tốt, củ to, chắc và đều. Những năm gần đây, giá tỏi tăng cao nên cây tỏi trở thành thu nhập chính cho gia đình bà.
Bà Bình chia sẻ, thời gian đầu, gia đình không dám đầu tư trồng tỏi vì sợ không có đầu ra, nhưng gần đây, tỏi sạch Quảng Minh được công nhận là sản phẩm OCOP có thương hiệu và nguồn tiêu thụ ổn định nên gia đình dồn tất cả diện tích đất (6 sào) để trồng tỏi. Nhờ trồng tỏi, gia đình có thu nhập ổn định hơn, hiện nay, không chỉ gia đình bà mà các hộ gia đình trong thôn cũng đầu tư trồng tỏi, kinh tế người dân không còn khó khăn như trước.
Trên địa bàn thị xã đã xuất hiện nhiều mô hình trồng cây ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, như: mô hình sản xuất dưa lưới và măng tây của anh Võ Minh Sáng, TDP Chính Trực, phường Quảng Long; mô hình dưa lưới và dưa chuột baby của anh Hoàng Nam Doan, TDP Trường Sơn, phường Quảng Long; mô hình trồng rau thủy canh của anh Ngô Hữu Việt ở TDP Nhân Thọ, phường Quảng Thọ... Đây là những mô hình mới có quy mô, giá trị kinh tế cao mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Bên cạnh việc phát triển trồng trọt, các cơ sở hội còn vận động hội viên nông dân phát triển chăn nuôi tăng thêm thu nhập, hiện toàn thị xã có tổng đàn gia súc hơn 24.600 con, gia cầm 280.000 con. Đặc biệt, trong năm 2020, UBND thị xã đã ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lợn hữu cơ với Tập đoàn Quế Lâm, mở ra hướng đi mới và tạo nhiều cơ hội hơn cho nông dân thị xã.
Mặt khác, Hội Nông dân thị xã còn làm tốt công tác tư vấn, giới thiệu 253 lao động đi xuất khẩu; thành lập hướng dẫn tổ chức hoạt động cho 116 câu lạc bộ nông dân phát triển bền vững, thu hút hàng chục nghìn hội viên tham gia. Qua đó, giúp hội viên có cơ hội tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, áp dụng trong phát triển kinh tế hộ gia đình; xây dựng quỹ hội lên đến 820 triệu đồng để giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Cuối năm 2020, toàn thị xã có hơn 6.000 hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Ông Đoàn Hữu Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân TX. Ba Đồn cho biết, trong thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã góp phần giúp kinh tế-xã hội của thị xã có bước chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững.
X.P