![]() |
Bảo đảm an toàn thực phẩm vì quyền lợi của người tiêu dùng
(QBĐT) - Những năm gần đây, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt; nhận thức về ATTP được nâng cao từ người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chưa bảo đảm ATTP vẫn còn xảy ra ở một số nơi.
Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP tỉnh, thời gian qua, Sở Công thương cùng với các sở, ban, ngành địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATTP, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chính sách khuyến khích tiêu dùng hàng Việt để tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh ATTP, thực hiện không đúng quy định về ghi nhãn hàng hóa..., qua đó, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
Riêng năm 2020, Sở Công thương đã hướng dẫn, thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho 23 cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiếp nhận bản tự công bố của 6 tổ chức, cá nhân với 11 sản phẩm. Bên cạnh đó, Sở cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ATTP thông qua các hình thức, như: tổ chức 3 lớp tập huấn về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và cán bộ quản lý ATTP ngành Công thương tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh với 250 học viên tham gia; triển khai các hoạt động truyền thông vì ATTP thông qua việc treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tới người dân…
Ông Lê Thuần Trung, Phó Trưởng phòng quản lý Công nghiệp, Sở Công thương cho biết, do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp nên hoạt động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về ATTP của ngành theo kế hoạch trong năm 2020 đều không thực hiện được. Chỉ trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2021, Sở Công thương đã thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra 29 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành quản lý trên địa bàn toàn tỉnh. Qua kiểm tra, kết quả cho thấy đa số các cơ sở được kiểm tra đều bảo đảm các điều kiện ATTP theo quy định. Một số cơ sở vi phạm các lỗi nhỏ, như: vệ sinh cơ sở, điều kiện trang thiết bị, vi phạm về con người… và đều được đoàn kiểm tra nhắc nhở để thực hiện khắc phục.
Đối với công tác bảo đảm ATTP tại chợ truyền thống, sở đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị tổ chức kiểm tra, nhắc nhở, nâng cao ý thức các hộ tiểu thương kinh doanh trên địa bàn thực hiện đúng quy định vệ sinh ATTP. Đối với các siêu thị, trung tâm thương mại, công tác bảo đảm ATTP luôn được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm các quy định của pháp luật. Vấn đề ATTP được cụ thể hóa trong nội dung hoạt động của đơn vị và được Sở Công thương phê duyệt.
Trên địa bàn tỉnh cũng đã xuất hiện nhiều cửa hàng bán nông sản sạch bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, là kênh phân phối hiệu quả về thực phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
Chị Lê Thị Lý, Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm xanh Đông Dương cho biết: "Hiện nay, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm bẩn, tẩm hóa chất xuất hiện nhiều trên thị trường. Do đó, chúng tôi xây dựng cửa hàng này để bán thực phẩm sạch, thực phẩm có nguồn gốc an toàn. Tất cả các mặt hàng thực phẩm được cửa hàng bày bán đều bảo đảm chất lượng, có tem mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; được nhập từ các cơ sở sản xuất an toàn đã được chứng nhận tiêu chuẩn ATTP nên khách hàng luôn yên tâm sử dụng".
Hiện không chỉ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chú trọng đến an toàn thực phẩm mà người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ các quy định chất lượng hay chứng nhận vệ sinh ATTP. Trước đây, chị Nguyễn Thị Bích Thùy, phường Bắc Lý, TP. Đồng Hới khá thoải mái khi lựa chọn thực phẩm cho gia đình. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhận thức được mối nguy hại từ các loại thực phẩm không có nguồn gốc, chị đã thay đổi thói quen trong mua sắm và tiêu dùng.
Chị Thùy cho biết: "Trong các bữa ăn gia đình, thay vì chọn các sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, giả rẻ, phù hợp với túi tiền… như trước đây thì nay tôi dần chuyển sang học cách sử dụng các sản phẩm, thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng... nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình".
''Thời gian tới, thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP tỉnh, Sở Công thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các đơn vị không chấp hành đúng quy định về ATTP, từ đó, góp phần nâng cao ý thức của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong thực hiện công tác bảo đảm ATTP, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng", ông Đào Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết.
T. Hoa
(QBĐT) - Những năm gần đây, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt; nhận thức về ATTP được nâng cao từ người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chưa bảo đảm ATTP vẫn còn xảy ra ở một số nơi.
Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP tỉnh, thời gian qua, Sở Công thương cùng với các sở, ban, ngành địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATTP, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chính sách khuyến khích tiêu dùng hàng Việt để tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh ATTP, thực hiện không đúng quy định về ghi nhãn hàng hóa..., qua đó, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
Riêng năm 2020, Sở Công thương đã hướng dẫn, thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho 23 cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiếp nhận bản tự công bố của 6 tổ chức, cá nhân với 11 sản phẩm. Bên cạnh đó, Sở cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ATTP thông qua các hình thức, như: tổ chức 3 lớp tập huấn về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và cán bộ quản lý ATTP ngành Công thương tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh với 250 học viên tham gia; triển khai các hoạt động truyền thông vì ATTP thông qua việc treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tới người dân…
Ông Lê Thuần Trung, Phó Trưởng phòng quản lý Công nghiệp, Sở Công thương cho biết, do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp nên hoạt động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về ATTP của ngành theo kế hoạch trong năm 2020 đều không thực hiện được. Chỉ trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2021, Sở Công thương đã thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra 29 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành quản lý trên địa bàn toàn tỉnh. Qua kiểm tra, kết quả cho thấy đa số các cơ sở được kiểm tra đều bảo đảm các điều kiện ATTP theo quy định. Một số cơ sở vi phạm các lỗi nhỏ, như: vệ sinh cơ sở, điều kiện trang thiết bị, vi phạm về con người… và đều được đoàn kiểm tra nhắc nhở để thực hiện khắc phục.
Đối với công tác bảo đảm ATTP tại chợ truyền thống, sở đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị tổ chức kiểm tra, nhắc nhở, nâng cao ý thức các hộ tiểu thương kinh doanh trên địa bàn thực hiện đúng quy định vệ sinh ATTP. Đối với các siêu thị, trung tâm thương mại, công tác bảo đảm ATTP luôn được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm các quy định của pháp luật. Vấn đề ATTP được cụ thể hóa trong nội dung hoạt động của đơn vị và được Sở Công thương phê duyệt.
Trên địa bàn tỉnh cũng đã xuất hiện nhiều cửa hàng bán nông sản sạch bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, là kênh phân phối hiệu quả về thực phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
Chị Lê Thị Lý, Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm xanh Đông Dương cho biết: "Hiện nay, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm bẩn, tẩm hóa chất xuất hiện nhiều trên thị trường. Do đó, chúng tôi xây dựng cửa hàng này để bán thực phẩm sạch, thực phẩm có nguồn gốc an toàn. Tất cả các mặt hàng thực phẩm được cửa hàng bày bán đều bảo đảm chất lượng, có tem mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; được nhập từ các cơ sở sản xuất an toàn đã được chứng nhận tiêu chuẩn ATTP nên khách hàng luôn yên tâm sử dụng".
Hiện không chỉ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chú trọng đến an toàn thực phẩm mà người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ các quy định chất lượng hay chứng nhận vệ sinh ATTP. Trước đây, chị Nguyễn Thị Bích Thùy, phường Bắc Lý, TP. Đồng Hới khá thoải mái khi lựa chọn thực phẩm cho gia đình. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhận thức được mối nguy hại từ các loại thực phẩm không có nguồn gốc, chị đã thay đổi thói quen trong mua sắm và tiêu dùng.
Chị Thùy cho biết: "Trong các bữa ăn gia đình, thay vì chọn các sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, giả rẻ, phù hợp với túi tiền… như trước đây thì nay tôi dần chuyển sang học cách sử dụng các sản phẩm, thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng... nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình".
''Thời gian tới, thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP tỉnh, Sở Công thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các đơn vị không chấp hành đúng quy định về ATTP, từ đó, góp phần nâng cao ý thức của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong thực hiện công tác bảo đảm ATTP, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng", ông Đào Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết.
T. Hoa