Quảng Trạch: Nỗ lực vượt qua khó khăn

  • 08:02, 04/02/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Năm 2020, tranh thủ ngoại lực và phát huy tốt nội lực của địa phương, huyện Quảng Trạch đã vượt qua khó khăn, thách thức, bảo đảm được các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của năm 2020.
 
Sau khi chia tách địa giới hành chính, huyện Quảng Trạch có 17 xã tập trung ở vùng Trung và vùng Roòn. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng cồn bãi, vùng miền núi, vùng đồng bào theo đạo. Xác định nông nghiệp là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua, huyện đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tái cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó, năng suất, sản lượng nông nghiệp đạt khá.
 
Ông Trần Văn Định, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện cho biết: "Trong năm, huyện đã chỉ đạo bà con áp dụng các giống lúa, cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng đất đai nên năng suất, sản lượng vụ đông-xuân và vụ hè-thu tăng so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lương thực đạt 40.024 tấn, đạt 101,44% kế hoạch, trong đó, cây lúa gieo trồng được 6.909ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 6,34% so với năm 2019, năng suất đạt 55,59 tạ/ha".
 
Là địa phương có những thế mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, huyện cũng đã khuyến khích người dân phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Trong năm, huyện đã đầu tư 1,6 tỷ đồng để xây dựng và hỗ trợ các trang trại, gia trại phát triển. Ngoài ra, huyện đã phân bổ 2 tỷ đồng từ nguồn vốn nông thôn mới góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đến cuối năm 2020, trên địa bàn huyện có 37 trang trại; 125 gia trại và 13 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó nhiều mô hình trang trại, gia trại và HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. 
Nhiều mô hình hợp tác xã ra đời đã thúc đẩy phát triển kinh tế cho địa phương.
Nhiều mô hình hợp tác xã ra đời đã thúc đẩy phát triển kinh tế cho địa phương.
Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế, nhất là thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên, các hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn huyện vẫn duy trì hoạt động và phát triển với nhiều hình thức đa dạng. Nhờ vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2020 ước đạt 3.133 tỷ đồng, tăng 2,56% so với cùng kỳ năm trước. Huyện tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp về thu ngân sách. Nhờ đó, thu ngân sách trên địa bàn được 256,64 tỷ đồng, đạt 174,7% dự toán tỉnh giao và 145,1% dự toán HĐND huyện đề ra, tăng 23% so với năm 2019. Bên cạnh đó, huyện cũng đã chỉ đạo quản lý, khai thác tốt các nguồn thu, tăng cường kiểm tra chống thất thu ngân sách.
 
Trên địa bàn huyện triển khai thi công nhiều công trình lớn trong năm 2020, đặc biệt là các dự án xây dựng tại trung tâm huyện lỵ mới; các dự án kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn… Nhờ vậy, giá trị ngành xây dựng và vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng so với cùng kỳ năm 2019. Dự ước giá trị hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện năm 2020 đạt 850,6 tỷ đồng, tăng 13,37% so với năm 2019. Trong năm, huyện đã thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật 45 công trình, tổng mức đầu tư gần 109,46 tỷ đồng. Các công trình xây dựng trên địa bàn cơ bản bảo đảm chất lượng và hoàn thành theo đúng tiến độ thi công.
 
Thực hiện Chương trình hành động về “Giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm”, huyện đã triển khai thực hiện mô hình giảm nghèo bền vững tại 2 xã Quảng Tùng và Quảng Lưu, với tổng kinh phí 500 triệu đồng. Ngoài ra, để thực hiện công tác giảm nghèo, huyện cũng tập trung đào tạo nghề thường xuyên cho các đối tượng là lao động nông thôn và tiến hành thẩm định hồ sơ thanh toán chi phí học sơ cấp đối với lao động bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. Năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện hiện còn 4,21%, giảm 1,1%; tỷ lệ hộ cận nghèo còn 6%, giảm 1,5% so với năm 2019.
 
Mặc dù trải qua một năm với những khó khăn liên tiếp, trong đó, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và thiên tai bão lũ, nhưng vượt qua thách thức, tình hình kinh tế-xã hội huyện đã đạt được những kết quả quan trọng. Đó là cơ sở để thời gian tới, Quảng Trạch sẽ thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
 
Ông Phan Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch cho biết: "Năm 2021, là năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, 2021-2025. Nhiệm vụ đặt ra của huyện là phải tạo được một bước chuyển biến tích cực và toàn diện về phát triển kinh tế-xã hội, trong đó, huy động mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế; tăng mức thu nhập của nhân dân; tập trung đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững... Đặc biệt, thời gian tới, huyện xác định tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm huyện lỵ để phấn đấu đưa Trung tâm huyện đạt các tiêu chí để công nhận đô thị loại V. Đây là tiền đề để huyện Quảng Trạch có những bước phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tiếp theo".
                                                                     Đ.N

tin liên quan

39 sản phẩm OCOP đăng ký dự thi cấp tỉnh
39 sản phẩm OCOP đăng ký dự thi cấp tỉnh
(QBĐT) - Sáng 4-2, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm-OCOP cấp tỉnh năm 2020. Tham dự có các thành viên tổ Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và tổ giúp việc chương trình mỗi xã một sản phẩm.
 
Phong Nha đứng đầu danh sách những "Địa điểm hiếu khách nhất" ở Việt Nam
Phong Nha đứng đầu danh sách những "Địa điểm hiếu khách nhất" ở Việt Nam

(QBĐT) - Ngày 4-2, thông tin từ Sở Du lịch cho biết, theo kết quả giải thưởng thường niên Traveller Review Awards 2020 do Booking.com vừa công bố, Phong Nha đứng đầu danh sách những "Địa điểm hiếu khách nhất" ở Việt Nam, bên cạnh tiêu chuẩn được du khách đánh giá cao nhất là chất lượng nhân viên tại các chỗ nghỉ mà họ lưu trú.

Minh Hoá: Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
Minh Hoá: Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

(QBĐT) - Những năm qua, công tác giảm nghèo là một trong những ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của cấp ủy, chính quyền huyện miền núi Minh Hóa. Trên cơ sở các mục tiêu đề ra sát thực tiễn, huyện đã lồng ghép các chương trình, đề án và huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ người dân giảm nghèo hiệu quả. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ nghèo ở Minh Hóa đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.