![]() |
Người lan tỏa vốn tín dụng chính sách ở vùng cao
(QBĐT) - Xã miền núi Trường Sơn (Quảng Ninh) hiện có 12 tổ ủy thác tiết kiệm và vay vốn (TKVV). Các tổ TKVV này chính là "cầu nối" đồng hành cùng Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (PGD NHCSXH) huyện Quảng Ninh đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo hiệu quả và đúng đối tượng. Chị Nguyễn Thị Nga, Tổ trưởng Tổ TKVV bản Cây Sú là một trong những "cầu nối" như thế.
Vốn quê gốc ở tỉnh Nam Định, năm 1979, chị Nga bén duyên lấy chồng người xã Xuân Ninh (Quảng Ninh) và theo gia đình chồng lên lập nghiệp tại xã Trường Sơn. Năm 2007, chị Nga được chị em tin tưởng, tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ TKVV do PGD NHCSXH huyện ủy nhiệm, phụ trách bản Cây Sú, xã Trường Sơn. Từ ngày được giao nhiệm vụ cho đến nay, chị rất nhiệt tình trong công việc và luôn hoàn thành xuất sắc công việc được giao, đặc biệt, chị đã quản lý tốt nguồn vốn vay và trong 15 năm liên tục không để xảy ra trường hợp nợ quá hạn.
Hiện chị Nga đang quản lý 31 khách hàng, trong đó, có 18 khách hàng là người Bru-Vân Kiều. Tổng dư nợ hiện nay do chị quản lý là 1,253 tỷ đồng. Đây là Tổ TKVV điển hình trong quản lý số tiền vay với tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu là 0%. Các tổ viên luôn gương mẫu thực hiện việc trả lãi theo kỳ hạn hàng tháng và đạt tỷ lệ 100%.
Từ đầu năm đến trước trận lũ lịch sử tháng 10 vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đời sống kinh tế của bà con gặp nhiều khó khăn, nhưng nhiều khách hàng đã tình nguyện tham gia gửi tiết kiệm tại tổ TKVV với số tiền 46 triệu đồng. Đây là sự cố gắng lớn của chị Nga trong quá trình vận động, tuyên truyền tại một địa bàn vùng cao khó khăn như xã Trường Sơn.
Chị Nga chia sẻ: "Để có được kết quả trên, trong công việc, chị luôn sâu sát và giữ đúng nguyên tắc trong quản lý nguồn vốn vay là phải minh bạch, rõ ràng. Tổ có 31 hội viên vay vốn được chị chia ra thành các nhóm nhỏ, sau đó giao cho 1 hội viên nòng cốt, uy tín làm nhóm trưởng. Mỗi nhóm trưởng có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ các hội viên vay vốn sử dụng vốn vay hiệu quả, trả nợ đúng hạn; đồng thời, báo cáo những khó khăn của hội viên cho tổ trưởng".
Điển hình như trường hợp hộ gia đình chị Hoàng Thị Khăm. Trước đây, hoàn cảnh kinh tế của gia đình chị rất khó khăn, là hộ nghèo của xã. Nhờ chị Nga tích cực đến tận nhà động viên, khích lệ và giải thích cụ thể, chị mạnh dạn vay vốn tín dụng chính sách 50 triệu đồngđầu tư chăn nuôi và trồng trọt. Qua nhiều năm cố gắng, hiện gia đình chị nuôi 4 con bò, 3 con trâu, 3 con heo thịt và trồng 5ha rừng keo lai. Nhờ đó, gia đình chị dần thoát nghèo lên cận nghèo, kinh tế gia đình được cải thiện. “Chị Nga đã giúp tôi trong suốt thời gian dài khó khăn, từ việc cho vay, động viên tinh thần, hướng dẫn cách làm ăn đến chia sẻ kinh nghiệm tiết kiệm trả nợ hiệu quả”, chị Khăm cho biết thêm.
Ông Nguyễn Xuân Phương, Tổ trưởng Tổ kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, PGD NHCSXH huyện Quảng Ninh, phụ trách xã Trường Sơn cho hay: "Tính đến ngày 30-9-2020, xã Trường Sơn có 511 hộ liên quan tới vốn vay của NHCSXH, với 11 chương trình cho vay có số dư nợ 16.885 triệu đồng. Lãi thu hàng tháng đạt 100%. Nhận tiền gửi tiết kiệm của tổ viên Tổ TKVV có số dư 538 triệu đồng. Đây là những con số rất có ý nghĩa đối với xã miền núi rẻo cao. Để có kết quả đó, phải nói đến vai trò của cấp ủy, chính quyền xã, các tổ chức hội mà trực tiếp là trách nhiệm của những người tổ trưởng tổ TKVV. Chị Nga là 1 tổ trưởng tổ TKVV xuất sắc, nhất là về quản lý vốn vay và giúp đỡ hộ nghèo trong bản Cây Sú. Đặc biệt, tổ TKVV do chị Nga quản lý trở thành mô hình mẫu để các tổ khác học hỏi kinh nghiệm. Chị Nga đã đồng hành cùng PGD NHCSXH huyện Quảng Ninh đưa đồng vốn đến với người nghèo hiệu quả, đúng đối tượng".
Với những thành quả trên, chị Nguyễn Thị Nga đã nhiều lần vinh dự được Giám đốc NHCSXH tỉnh trao tặng giấy khen vì có thành tích tiêu biểu trong việc thực hiện tín dụng chính sách và giảm nghèo bền vững qua các giai đoạn.
Hiền Phương
(QBĐT) - Xã miền núi Trường Sơn (Quảng Ninh) hiện có 12 tổ ủy thác tiết kiệm và vay vốn (TKVV). Các tổ TKVV này chính là "cầu nối" đồng hành cùng Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (PGD NHCSXH) huyện Quảng Ninh đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo hiệu quả và đúng đối tượng. Chị Nguyễn Thị Nga, Tổ trưởng Tổ TKVV bản Cây Sú là một trong những "cầu nối" như thế.
Vốn quê gốc ở tỉnh Nam Định, năm 1979, chị Nga bén duyên lấy chồng người xã Xuân Ninh (Quảng Ninh) và theo gia đình chồng lên lập nghiệp tại xã Trường Sơn. Năm 2007, chị Nga được chị em tin tưởng, tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ TKVV do PGD NHCSXH huyện ủy nhiệm, phụ trách bản Cây Sú, xã Trường Sơn. Từ ngày được giao nhiệm vụ cho đến nay, chị rất nhiệt tình trong công việc và luôn hoàn thành xuất sắc công việc được giao, đặc biệt, chị đã quản lý tốt nguồn vốn vay và trong 15 năm liên tục không để xảy ra trường hợp nợ quá hạn.
Hiện chị Nga đang quản lý 31 khách hàng, trong đó, có 18 khách hàng là người Bru-Vân Kiều. Tổng dư nợ hiện nay do chị quản lý là 1,253 tỷ đồng. Đây là Tổ TKVV điển hình trong quản lý số tiền vay với tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu là 0%. Các tổ viên luôn gương mẫu thực hiện việc trả lãi theo kỳ hạn hàng tháng và đạt tỷ lệ 100%.
Từ đầu năm đến trước trận lũ lịch sử tháng 10 vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đời sống kinh tế của bà con gặp nhiều khó khăn, nhưng nhiều khách hàng đã tình nguyện tham gia gửi tiết kiệm tại tổ TKVV với số tiền 46 triệu đồng. Đây là sự cố gắng lớn của chị Nga trong quá trình vận động, tuyên truyền tại một địa bàn vùng cao khó khăn như xã Trường Sơn.
Chị Nga chia sẻ: "Để có được kết quả trên, trong công việc, chị luôn sâu sát và giữ đúng nguyên tắc trong quản lý nguồn vốn vay là phải minh bạch, rõ ràng. Tổ có 31 hội viên vay vốn được chị chia ra thành các nhóm nhỏ, sau đó giao cho 1 hội viên nòng cốt, uy tín làm nhóm trưởng. Mỗi nhóm trưởng có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ các hội viên vay vốn sử dụng vốn vay hiệu quả, trả nợ đúng hạn; đồng thời, báo cáo những khó khăn của hội viên cho tổ trưởng".
Điển hình như trường hợp hộ gia đình chị Hoàng Thị Khăm. Trước đây, hoàn cảnh kinh tế của gia đình chị rất khó khăn, là hộ nghèo của xã. Nhờ chị Nga tích cực đến tận nhà động viên, khích lệ và giải thích cụ thể, chị mạnh dạn vay vốn tín dụng chính sách 50 triệu đồngđầu tư chăn nuôi và trồng trọt. Qua nhiều năm cố gắng, hiện gia đình chị nuôi 4 con bò, 3 con trâu, 3 con heo thịt và trồng 5ha rừng keo lai. Nhờ đó, gia đình chị dần thoát nghèo lên cận nghèo, kinh tế gia đình được cải thiện. “Chị Nga đã giúp tôi trong suốt thời gian dài khó khăn, từ việc cho vay, động viên tinh thần, hướng dẫn cách làm ăn đến chia sẻ kinh nghiệm tiết kiệm trả nợ hiệu quả”, chị Khăm cho biết thêm.
Ông Nguyễn Xuân Phương, Tổ trưởng Tổ kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, PGD NHCSXH huyện Quảng Ninh, phụ trách xã Trường Sơn cho hay: "Tính đến ngày 30-9-2020, xã Trường Sơn có 511 hộ liên quan tới vốn vay của NHCSXH, với 11 chương trình cho vay có số dư nợ 16.885 triệu đồng. Lãi thu hàng tháng đạt 100%. Nhận tiền gửi tiết kiệm của tổ viên Tổ TKVV có số dư 538 triệu đồng. Đây là những con số rất có ý nghĩa đối với xã miền núi rẻo cao. Để có kết quả đó, phải nói đến vai trò của cấp ủy, chính quyền xã, các tổ chức hội mà trực tiếp là trách nhiệm của những người tổ trưởng tổ TKVV. Chị Nga là 1 tổ trưởng tổ TKVV xuất sắc, nhất là về quản lý vốn vay và giúp đỡ hộ nghèo trong bản Cây Sú. Đặc biệt, tổ TKVV do chị Nga quản lý trở thành mô hình mẫu để các tổ khác học hỏi kinh nghiệm. Chị Nga đã đồng hành cùng PGD NHCSXH huyện Quảng Ninh đưa đồng vốn đến với người nghèo hiệu quả, đúng đối tượng".
Với những thành quả trên, chị Nguyễn Thị Nga đã nhiều lần vinh dự được Giám đốc NHCSXH tỉnh trao tặng giấy khen vì có thành tích tiêu biểu trong việc thực hiện tín dụng chính sách và giảm nghèo bền vững qua các giai đoạn.
Hiền Phương