Tăng cường vai trò ủy thác của các tổ chức chính trị-xã hội những tháng cuối năm 2020

  • 03:10, 01/10/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Ngày 1-10, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến “Tổng kết hoạt động ủy thác giai đoạn 2015-2020” do đồng chí Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc NHCSXH Trung ương chủ trì.

Đồng chí Nguyễn Xuân Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì tại điểm cầu Quảng Bình.

Đồng chí Nguyễn Xuân Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì đầu cầu Quảng Bình
Đồng chí Nguyễn Xuân Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì tại điểm cầu Quảng Bình

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐCP ngày 04-10-2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH thực hiện phương thức ủy thác cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua các tổ chức chính trị -xã hội.

Cùng với việc hình thành mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đến các địa bàn trên toàn quốc, phương thức ủy thác đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, gắn kết 4 nhà: ngân hàng, chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội và Tổ TK&VV cùng chung tay giúp người nghèo, đối tượng chính sách xã hội biết sử dụng vốn vay, tạo sinh kế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Qua hơn 5 năm (2015-2020), tính đến 31-8-2020, cả nước có tổng dư nợ chương trình tín dụng thực hiện theo phương thức ủy thác đạt 220.545 tỷ đồng, tăng 90.491 tỷ đồng so với năm 2014. Có 99,9% Tổ TK&VV có số dư tiền gửi tổ viên với gần 6,5 triệu tổ viên tham gia, số dư tiền gửi đạt 11.190 tỷ đồng.
 
Riêng Quảng Bình, 5 năm qua (2015-2019), trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân nên tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đã có những bước phát triển khá toàn diện, bền vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 1,88%, tỷ lệ hộ cận nghèo bình quân hàng năm giảm 1,87%.
 
Đến 31-12-2019, toàn tỉnh còn 12.393 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 4,98%), 16.613 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 6,67%). Đời sống của người nghèo và hạ tầng vùng nghèo được cải thiện rõ rệt, việc làm cho người lao động cơ bản ổn định, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi đáng kể...
 
Đến 31-12-2019, dư nợ toàn tỉnh thực hiện theo phương thức ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị-xã hội là 3.241 tỷ đồng, với 82.427 hộ còn dư nợ, chiếm 99,7% tổng dư nợ toàn tỉnh, tăng 1.084 tỷ đồng (+50,3%) so với thời điểm 31-12-2014. Theo đó, 100% số Tổ TK&VV thực hiện huy động tiền gửi của tổ viên thông qua tổ, với 82.197 tổ viên tham gia gửi tiền, đạt 99,7%/tổng số hộ vay vốn; tổng số tiền gửi đạt 139.769 triệu đồng, tăng 98.042 triệu đồng so cuối năm 2014 (+235%); số dư tiền gửi bình quân/số tổ viên 1,7 triệu đồng/tổ viên; tỷ lệ số dư tiền gửi/số dư nợ 4,3%.
 
Phát biểu kết luận tại phiên họp, đồng chí Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam biểu dương những nỗ lực, cố gắng của các tổ chức chính trị-xã hội trong thời gian qua, đồng thời yêu cầu tăng cường hơn nữa vai trò ủy thác của các tổ chức chính trị-xã hội những tháng cuối năm 2020.
 
Các đơn vị ủy thác phải luôn xác định đây là kênh dẫn vốn quan trọng để tín dụng chính sách xã hội đến với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác nhanh chóng, thuận lợi, đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả cao nhất. Chú trọng nhiều hơn công tác quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV; thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra giám sát bảo đảm kế hoạch và chất lượng; phát hiện và chấn chỉnh ngay những sai sót phát sinh để kết quả ủy thác mang lại hiệu quả tích cực…
 
 Hiền Phương

tin liên quan

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người tiêu dùng với hàng Việt
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người tiêu dùng với hàng Việt

(QBĐT) - Thời gian qua, nhờ sự thay đổi nhận thức, trách nhiệm của người tiêu dùng đối với các mặt hàng trong nước, thị trường hàng Việt đã có những chuyển biến tích cực. Để hàng Việt nói chung và hàng Quảng Bình nói riêng tiếp tục khẳng định vị thế, mở rộng thị trường tiêu thụ, sự chung tay, góp sức của các ngành chức năng, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất và người tiêu dùng là rất quan trọng.

Tuyên Hóa: Thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách
Tuyên Hóa: Thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách

(QBĐT) - Nhờ nguồn vốn vay của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (PGD NHCSXH) huyện Tuyên Hóa, nhiều hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Gặp ông chủ bao tiêu sản phẩm thủy sản
Gặp ông chủ bao tiêu sản phẩm thủy sản

(QBĐT) - Mỗi ngày, có khoảng 2-3 tấn thủy sản các loại được bán ra thị trường từ "chợ đầu mối" ở Cảng cá Nhật Lệ (TP. Đồng Hới). "Chợ đầu mối" đóng vai trò thu gom thủy sản từ các tàu cá đánh bắt ngoài khơi và các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn huyện Bố Trạch và thị xã Ba Đồn, sau đó, cung ứng cho người buôn bán ở các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn tỉnh. Người bao tiêu một số lượng lớn thủy sản ấy chính là anh Trương Văn Bảo, Giám đốc TNHH Biển Khơi (TP. Đồng Hới).