Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện

  • 08:09, 15/09/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Đây là tổ chức liên ngành giúp Thủ tướng trong việc chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan, địa phương về tài chính toàn diện, thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
 
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện.
 
Đây là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan, địa phương về tài chính toàn diện, thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
 
Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.
 
Thành viên Ban Chỉ đạo bao gồm lãnh đạo các cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
 
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế, giải pháp về tài chính toàn diện; giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều phối, đôn đốc, kiểm tra hoạt động tài chính toàn diện và thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
 
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc nghiên cứu, ban hành chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế, nghiên cứu, xem xét việc thực hiện các khuyến nghị của quốc tế về tài chính toàn diện; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động tài chính toàn diện của quốc gia, kết quả thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia theo từng thời kỳ và theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ...
 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động của Ban Chỉ đạo./.
 
Theo TTXVN/Vietnam+

tin liên quan

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững trước COVID-19
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững trước COVID-19

Nền kinh tế Việt Nam được dự kiến tăng trưởng 1,8% trong năm 2020 giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 và gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021. Tăng trưởng kinh tế vẫn vững vàng trong năm 2020 phần lớn là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của COVID-19. Triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn vẫn rất tích cực.

Tập huấn đúng nghĩa?
Tập huấn đúng nghĩa?

(QBĐT) - 1. Một chủ doanh nghiệp trẻ vừa trở về từ khóa tập huấn khởi nghiệp của một tổ chức phi chính phủ đến từ nước ngoài chia sẻ, đây là khóa tập huấn hiệu quả và ấn tượng nhất từ trước đến giờ.

Chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế: Cần triển khai linh hoạt
Chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế: Cần triển khai linh hoạt

(QBĐT) - Mặc dù Chính phủ và tỉnh đã có nhiều biện pháp hỗ trợ DN, người nộp thuế vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, trong đó có việc gia hạn thuế và tiền thuê đất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chính các DN, NNT lại không mặn mà với các nội dung hỗ trợ này.