Mất liên thông, vàng trong nước tăng vọt, cao hơn thế giới gần 2 triệu đồng/lượng

  • 11:07, 24/07/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Theo các chuyên gia, giá vàng trong nước tăng theo đà tăng của giá vàng thế giới nhưng không cùng biên độ vì nguồn cung vàng trong nước bị hạn chế do không được nhập khẩu vàng.
 (Ảnh minh họa: Reuters)
(Ảnh minh họa: Reuters)
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23-7, tại thị trường TP Hồ Chí Minh, công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng cùng thương hiệu ở mức 53,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 54,80 triệu đồng/lượng (bán ra). 
 
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 53,15 triệu đồng/lượng (mua vào) và 54,35 triệu đồng/lượng (bán ra). 
 
Theo các chuyên gia, giá vàng trong nước tăng theo đà tăng của giá vàng thế giới nhưng không cùng biên độ vì nguồn cung vàng trong nước bị hạn chế do không được nhập khẩu vàng.
 
Các doanh nghiệp kinh doanh đang giãn rộng biên độ mua và bán để đề phòng rủi ro. Hiện biên độ mua và bán đang ở mức cao, vào khoảng 1,2 - 1,3 triệu đồng/lượng. 
 
Ngoài ra, doanh nghiệp nếu bán vàng ra thì phải tự thu mua lại trên thị trường tự do để cân đối nên giá vàng trong nước không thực sự liên thông với giá vàng quốc tế. Khi có một biến động bất thường trên thế giới, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới thường được kéo ra rất xa nhằm bảo đảm an toàn của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
 
Theo TTXVN, lượng khách giao dịch vàng không có quá nhiều biến động so với trước, vẫn bình thường theo cả hai chiều mua-bán. Tỷ lệ giao dịch mua-bán cũng ngang bằng với mức trung bình ngày thường.
 
Tại Ngân hàng Vietcombank, tính đến 6 giờ 30 phút ngày 24-7, tỷ giá USD được niêm yết ở mức 23.060 đồng (mua vào), và 23.270 đồng (bán ra), không đổi so với ngày 22-7.
 
Tính đến 6 giờ ngày 24-7, giá vàng thế giới được giao dịch ở mức 1888,44 USD/ozt. Quy đổi theo tỷ giá bán ra 23.270 đồng/USD của Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương với 52,98 triệu đồng/lượng thấp hơn gần 2 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.
 
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23-7, giá vàng thế giới đã tăng 16,09 USD/ozt (+0,86%) lên mức 1.887,51 USD/ozt. Cũng trong phiên giao dịch ngày 23-7 giá vàng thế giới đã có lúc lên mức 1.898,44 tiến sát đỉnh cao nhất mọi thời đại 1.920 USD/ozt.
 
Theo trang điện tử về đầu tư Investing, trên thị trường phái sinh, các nhà đầu tư đang đặt cược lớn rằng vàng đạt 2.000 USD vào cuối năm 2020. Dữ liệu từ CME Group - công ty vận hành các hợp đồng quyền chọn và sàn COMEX - cho biết thị trường đang quan tâm đến các quyền mua vàng.
 
Cho đến nay đã có tổng cộng gần 40.000 lots trong các hợp đồng mở có mức giá thực hiện (strike price) 2.000 USD với thời gian kết thúc hợp đồng vào tháng 12-2020. Điều này cho thấy giới đầu tư đang cần bảo hiểm rủi ro khi giá vàng biến động mạnh.
 
Hơn nữa, đà tăng của giá vàng cũng cần nghỉ ngơi. Hiện chỉ số RSI của giá vàng tại các đồ thị khung giờ ngày và giờ đang ở vùng quá mua. Tạo áp lực cho nhà giao dịch chốt lời và có khả năng tạo nên một đợt điều chỉnh về vùng 1.846 – 1.863 USD/ozt.
  Diễn biến giá vàng trong ngày 23-7 và sáng 24-7. (Nguồn: Tradingview)
Diễn biến giá vàng trong ngày 23-7 và sáng 24-7. (Nguồn: Tradingview)
Theo GIANG KHÔI (Nhân Dân)

tin liên quan

Góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Điện lực Quảng Trạch
Góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Điện lực Quảng Trạch

(QBĐT) - Theo quy hoạch, đến năm 2020, tổng công suất của hệ thống điện cả nước cần phải đạt khoảng 60.000MW và đến năm 2030 là khoảng 129.000MW. Do đó, việc đầu tư các dự án phát triển nguồn điện trên phạm vi quốc gia là rất cấp bách trong thời gian tới. Quảng Bình cũng không ngoại lệ.

Đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

(QBĐT) - Sau 5 năm thực hiện chương trình hành động số 09-CTr/HU của BCH Đảng bộ huyện về "Dồn điền, đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi", bộ mặt nông nghiệp, nông thôn huyện Quảng Trạch đã có những thay đổi. Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đang hoàn thiện, tình trạng manh mún ruộng đất không còn. Các địa phương đang dần hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng hàng hóa, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

Hợp tác đầu tư nước ngoài hướng tới kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu
Hợp tác đầu tư nước ngoài hướng tới kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu
Việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài cần hướng tới có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; ưu tiên các dự án có công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu…