![]() |
Xã Dương Thủy: Nhiều điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng
(QBĐT) - Thời gian qua, xã Dương Thủy (huyện Lệ Thủy) đã triển khai thành công nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, nhờ đó, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cho nông dân…
Đầu năm 2020, người dân thôn Đông Thiện, xã Dương Thủy đã chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng ngô vụ đông-xuân. Triển khai mô hình này, UBND huyện hỗ trợ về giống, nạo vét kênh mương; phòng Nông nghiệp-PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật, dự báo về sâu bệnh; UBND xã giúp sức về phòng trừ sâu bệnh; hợp tác xã giám sát, tích cực vận động bà con tham gia thực hiện.
Bà con lựa chọn giống ngô HN88 và giống lúa nếp HN6 để đưa vào sản xuất. Đây là hai loại giống qua nghiên cứu, lựa chọn khá kỹ lưỡng cho thấy thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng địa phương. Đến nay, 1,5ha diện tích trồng ngô đông-xuân đã hoàn thành thu hoạch, đạt năng suất 5,8 tạ/sào. Theo tính toán, sản xuất 1 sào ngô HN88 vụ đông-xuân có chi phí đầu tư cao hơn trồng lúa nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Bình quân, 1 sào trồng ngô, sau khi trừ chi phí sản xuất trực tiếp cho lợi nhuận khoảng 852 nghìn đồng, cao gấp 2,9 lần so với trồng lúa (290 nghìn đồng/sào).
Anh Võ Văn Cách, thôn Đông Thiện phấn khởi cho biết: “Khi chuyển đổi từ đất trồng lúa đông-xuân sang trồng ngô, tôi cũng cảm thấy lo lắng vì chưa có kinh nghiệm, chi phí đầu tư khá cao. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, tôi thấy thời gian sinh trưởng cây ngô chỉ bằng 2/3 thời gian sinh trưởng cây lúa nên tiết kiệm thời gian chăm sóc, đặc biệt phù hợp với những nơi khó lấy nước tưới. Giờ thu hoạch xong, tôi và bà con ai cũng phấn khởi vì ngô được mùa, lại được giá”.
Ngay sau khi thu hoạch ngô, bà con nông dân bắt tay vào trồng lúa nếp vụ xuân-hè. Với mô hình này, bà con cũng được hỗ trợ về giống, phân bón, công chăm sóc... Theo dự kiến, vụ lúa này sẽ thu hoạch cùng thời điểm với lúa tái sinh trên địa bàn.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Lệ Thủy cho biết: “Gieo lúa nếp vụ xuân-hè chưa từng có trong tiền lệ của ngành nông nghiệp huyện nhà. Nhưng gieo thời điểm này bà con vẫn có nước để tưới, lại chống được rét. Nếu năng suất lúa không đạt 2,5 tạ/sào như dự tính, nhà nước sẽ hỗ trợ lại kinh phí sản xuất tương đương với năng suất dự tính”.
Năm 2017, một số hộ dân ở thôn Nam Thiện, xã Dương Thủy đưa cây dưa hấu vào trồng trên đất rừng và đất ruộng kém hiệu quả. Tuy diện tích ít, người trồng còn thiếu kinh nghiệm, sâu bệnh tấn công nhưng cây dưa hấu đã thích nghi với vùng đất nơi đây.
Trong những năm đầu tiên, cả xã chuyển đổi 1,7ha đất trồng rừng, đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa hấu, mang lại lãi ròng cho bà con khoảng 45 triệu đồng/ha. Thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt, năm 2020, anh Võ Văn Phú, Võ Văn Thế và Võ Văn Tân ở xã Dương Thủy chung vốn mỗi người 100 triệu đồng, thuê gần 6ha đất ruộng vụ đông-xuân của bà con thôn Bình Minh để chuyển sang trồng dưa hấu.
Giống dưa Phù Đổng là chủ yếu và được trồng trên các luống đất phủ ni long. Để có dưa thu hoạch thường xuyên, các anh đã trồng gối vụ, mỗi vụ cách nhau chừng 15 ngày để có sản phẩm thu hoạch liên tục.
Trong những ngày nắng nóng, người trồng dưa bơm nước từ sông Đâu Giang lên tưới bằng hệ thống vòi tự động. Hàng ngày, các anh luân phiên nhau bám ruộng, chăm sóc tỉ mỉ nên cây dưa hấu sinh trưởng, phát triển nhanh. Nhờ đầu tư phân bón, công chăm sóc nên dưa hấu cho trái to, ruột đỏ, nước nhiều, ngọt, thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Đến nay, lứa dưa đầu tiên trên đất chuyển đổi đã cho thu hoạch với năng suất đạt 20 tấn/ha. Dưa hấu sau khi thu hoạch đã được thương lái nhiều nơi đến tận ruộng thu mua.
Anh Võ Văn Phú chia sẻ: “Mỗi ha trồng dưa hấu đầu tư khoảng 60 triệu đồng. Sau khi thu hoạch, chúng tôi lãi khoảng 70 triệu đồng. Trồng dưa hấu đòi hỏi nhiều công sức và tuân thủ các công đoạn kỹ thuật, như: tỉa nhánh, bảo vệ quả non, tưới và tiêu nước đúng kỹ thuật”.
Ông Lê Viết Dựng, Chủ tịch UBND xã Dương Thủy cho biết: “Hiện trên địa bàn có nhiều mô hình chuyển đổi từ đất trồng rừng, trồng lúa sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Thời gian tới, xã sẽ chỉ đạo một số hợp tác xã trên địa bàn mở rộng thêm diện tích trồng dưa hấu, ngô trên đất trồng lúa nhằm nâng cao thu nhập cho bà con”. Hiện huyện Lệ Thủy đang khuyến khích và hỗ trợ cho bà con mức 3 triệu đồng/ha khi chuyển đổi cây trồng.
Xuân Vương
(QBĐT) - Thời gian qua, xã Dương Thủy (huyện Lệ Thủy) đã triển khai thành công nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, nhờ đó, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cho nông dân…
Đầu năm 2020, người dân thôn Đông Thiện, xã Dương Thủy đã chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng ngô vụ đông-xuân. Triển khai mô hình này, UBND huyện hỗ trợ về giống, nạo vét kênh mương; phòng Nông nghiệp-PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật, dự báo về sâu bệnh; UBND xã giúp sức về phòng trừ sâu bệnh; hợp tác xã giám sát, tích cực vận động bà con tham gia thực hiện.
Bà con lựa chọn giống ngô HN88 và giống lúa nếp HN6 để đưa vào sản xuất. Đây là hai loại giống qua nghiên cứu, lựa chọn khá kỹ lưỡng cho thấy thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng địa phương. Đến nay, 1,5ha diện tích trồng ngô đông-xuân đã hoàn thành thu hoạch, đạt năng suất 5,8 tạ/sào. Theo tính toán, sản xuất 1 sào ngô HN88 vụ đông-xuân có chi phí đầu tư cao hơn trồng lúa nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Bình quân, 1 sào trồng ngô, sau khi trừ chi phí sản xuất trực tiếp cho lợi nhuận khoảng 852 nghìn đồng, cao gấp 2,9 lần so với trồng lúa (290 nghìn đồng/sào).
Anh Võ Văn Cách, thôn Đông Thiện phấn khởi cho biết: “Khi chuyển đổi từ đất trồng lúa đông-xuân sang trồng ngô, tôi cũng cảm thấy lo lắng vì chưa có kinh nghiệm, chi phí đầu tư khá cao. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, tôi thấy thời gian sinh trưởng cây ngô chỉ bằng 2/3 thời gian sinh trưởng cây lúa nên tiết kiệm thời gian chăm sóc, đặc biệt phù hợp với những nơi khó lấy nước tưới. Giờ thu hoạch xong, tôi và bà con ai cũng phấn khởi vì ngô được mùa, lại được giá”.
Ngay sau khi thu hoạch ngô, bà con nông dân bắt tay vào trồng lúa nếp vụ xuân-hè. Với mô hình này, bà con cũng được hỗ trợ về giống, phân bón, công chăm sóc... Theo dự kiến, vụ lúa này sẽ thu hoạch cùng thời điểm với lúa tái sinh trên địa bàn.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Lệ Thủy cho biết: “Gieo lúa nếp vụ xuân-hè chưa từng có trong tiền lệ của ngành nông nghiệp huyện nhà. Nhưng gieo thời điểm này bà con vẫn có nước để tưới, lại chống được rét. Nếu năng suất lúa không đạt 2,5 tạ/sào như dự tính, nhà nước sẽ hỗ trợ lại kinh phí sản xuất tương đương với năng suất dự tính”.
Năm 2017, một số hộ dân ở thôn Nam Thiện, xã Dương Thủy đưa cây dưa hấu vào trồng trên đất rừng và đất ruộng kém hiệu quả. Tuy diện tích ít, người trồng còn thiếu kinh nghiệm, sâu bệnh tấn công nhưng cây dưa hấu đã thích nghi với vùng đất nơi đây.
Trong những năm đầu tiên, cả xã chuyển đổi 1,7ha đất trồng rừng, đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa hấu, mang lại lãi ròng cho bà con khoảng 45 triệu đồng/ha. Thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt, năm 2020, anh Võ Văn Phú, Võ Văn Thế và Võ Văn Tân ở xã Dương Thủy chung vốn mỗi người 100 triệu đồng, thuê gần 6ha đất ruộng vụ đông-xuân của bà con thôn Bình Minh để chuyển sang trồng dưa hấu.
Giống dưa Phù Đổng là chủ yếu và được trồng trên các luống đất phủ ni long. Để có dưa thu hoạch thường xuyên, các anh đã trồng gối vụ, mỗi vụ cách nhau chừng 15 ngày để có sản phẩm thu hoạch liên tục.
Trong những ngày nắng nóng, người trồng dưa bơm nước từ sông Đâu Giang lên tưới bằng hệ thống vòi tự động. Hàng ngày, các anh luân phiên nhau bám ruộng, chăm sóc tỉ mỉ nên cây dưa hấu sinh trưởng, phát triển nhanh. Nhờ đầu tư phân bón, công chăm sóc nên dưa hấu cho trái to, ruột đỏ, nước nhiều, ngọt, thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Đến nay, lứa dưa đầu tiên trên đất chuyển đổi đã cho thu hoạch với năng suất đạt 20 tấn/ha. Dưa hấu sau khi thu hoạch đã được thương lái nhiều nơi đến tận ruộng thu mua.
Anh Võ Văn Phú chia sẻ: “Mỗi ha trồng dưa hấu đầu tư khoảng 60 triệu đồng. Sau khi thu hoạch, chúng tôi lãi khoảng 70 triệu đồng. Trồng dưa hấu đòi hỏi nhiều công sức và tuân thủ các công đoạn kỹ thuật, như: tỉa nhánh, bảo vệ quả non, tưới và tiêu nước đúng kỹ thuật”.
Ông Lê Viết Dựng, Chủ tịch UBND xã Dương Thủy cho biết: “Hiện trên địa bàn có nhiều mô hình chuyển đổi từ đất trồng rừng, trồng lúa sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Thời gian tới, xã sẽ chỉ đạo một số hợp tác xã trên địa bàn mở rộng thêm diện tích trồng dưa hấu, ngô trên đất trồng lúa nhằm nâng cao thu nhập cho bà con”. Hiện huyện Lệ Thủy đang khuyến khích và hỗ trợ cho bà con mức 3 triệu đồng/ha khi chuyển đổi cây trồng.
Xuân Vương