![]() |
Toàn tỉnh có 410 cơ sở hoạt động chế biến, thương mại lâm sản
(QBĐT) - Hiện nay, hoạt động chế biến, thương mại lâm sản trên địa bàn tỉnh đang từng bước phát triển. Tuy nhiên, do thiếu tính cạnh tranh, nên công nghiệp chế biến lâm sản còn nhỏ lẻ manh mún, chưa tạo được động lực bứt phá, phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có 410 cơ sở hoạt động chế biến, thương mại lâm sản; trong đó có 189 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã, 211 hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, do tỉnh thuần nông, nên chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến lâm sản tinh sâu; sản phẩm cũng chưa phong phú, đa dạng.
Để các doanh nghiệp chế biến có động lực trong việc liên kết, hợp tác và đầu tư để bao tiêu sản phẩm gỗ rừng trồng, cần kịp thời có chủ trương, chính sách phát triển rừng trồng gắn với chế biến của Nhà nước.
Đây sẽ là kết quả tất yếu của quá trình hợp tác giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với các chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ gia đình để hình thành các khu rừng trồng cung cấp gỗ, vừa giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, vừa tạo điều kiện cho người dân trồng rừng yên tâm về đầu ra sản phẩm, bảo đảm ổn định được giá bán gỗ. Qua đó, đời sống cho người dân trồng rừng từng bước được ổn định và nâng cao.
H. Trà
(QBĐT) - Hiện nay, hoạt động chế biến, thương mại lâm sản trên địa bàn tỉnh đang từng bước phát triển. Tuy nhiên, do thiếu tính cạnh tranh, nên công nghiệp chế biến lâm sản còn nhỏ lẻ manh mún, chưa tạo được động lực bứt phá, phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có 410 cơ sở hoạt động chế biến, thương mại lâm sản; trong đó có 189 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã, 211 hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, do tỉnh thuần nông, nên chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến lâm sản tinh sâu; sản phẩm cũng chưa phong phú, đa dạng.
Để các doanh nghiệp chế biến có động lực trong việc liên kết, hợp tác và đầu tư để bao tiêu sản phẩm gỗ rừng trồng, cần kịp thời có chủ trương, chính sách phát triển rừng trồng gắn với chế biến của Nhà nước.
Đây sẽ là kết quả tất yếu của quá trình hợp tác giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với các chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ gia đình để hình thành các khu rừng trồng cung cấp gỗ, vừa giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, vừa tạo điều kiện cho người dân trồng rừng yên tâm về đầu ra sản phẩm, bảo đảm ổn định được giá bán gỗ. Qua đó, đời sống cho người dân trồng rừng từng bước được ổn định và nâng cao.
H. Trà