Quảng Trạch: Tập trung tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi

  • 08:04, 24/04/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Dịch tả lợn châu Phi đã lây lan tại 6 xã thuộc huyện Quảng Trạch gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nhiều hộ chăn nuôi. Ngay sau khi các xã lần lượt công bố hết dịch bệnh, nhiều hộ dân đã từng bước tái đàn lợn, bảo đảm đáp ứng nhu cầu thịt lợn cho thị trường.
 
Lây lan trên diện rộng
 
Tháng 7-2019, tại địa bàn huyện Quảng Trạch, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên tại xã Quảng Thanh. Dịch bệnh đã khiến nhiều hộ chăn nuôi phải chịu thiệt hại nặng.
 
Anh Phùng Văn Hân, xã Quảng Thanh cho hay, khi Quảng Thanh xuất hiện dịch bệnh đầu tiên, nhiều hộ chăn nuôi lợn, trong đó có gia đình anh đã lâm vào cảnh lao đao vì lợn chết. Gia đình anh chăn nuôi lợn theo mô hình gia trại. Bệnh dịch đã khiến đàn lợn 12 con của gia đình bị nhiễm bệnh và buộc phải tiêu hủy. Trong số 12 con bị chết thì có 11 con lợn thịt đang vỗ béo chờ xuất chuồng và 1 con lợn nái dự tính sẽ nhân giống cho lứa tiếp theo. Thiệt hại do dịch bệnh khoảng hơn chục triệu đồng.
 
Là hộ đầu tiên bị ảnh hưởng do dịch tả lợn châu Phi, bà Phùng Thị Lợi, xã Quảng Thanh cho biết, gia đình bà là hộ đầu tiên của xã Quảng Thanh bị thiệt hại do dịch bệnh này. Đàn lợn 7 con đang nuôi chờ ngày bán thì đột nhiên bị bệnh rồi chết hết. Gia đình bà đã thông báo cho chính quyền xã và được lực lượng chức năng đến phun tiêu độc khử trùng. Số tiền đầu tư cho lứa lợn này xem như mất trắng hoàn toàn.
Người dân Quảng Trạch bắt đầu tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi
Người dân Quảng Trạch bắt đầu tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi
Gần 1 tháng sau khi xã Quảng Thanh công bố dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh đã lây lan ra 51 hộ ở 13 thôn của 5 xã lân cận, gồm: Quảng Phương, Quảng Lưu, Quảng Châu, Quảng Tiến, Phù Hóa, làm chết 208 con lợn, tổng trọng lượng 10.803kg. Nhiều hộ gia đình chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại, gia trại đã bị ảnh hưởng và thiệt hại lớn về kinh tế.
Trước sự lây lan của dịch bệnh, huyện Quảng Trạch đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng triển khai các biện pháp dập dịch và phòng, chống dịch bệnh.
 
Ông Trần Văn Định, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện cho biết: "Để khống chế và dập dịch bệnh tả lợn châu Phi, thời gian qua, huyện đã tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp quyết liệt, như: thành lập đội phản ứng nhanh để kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với vật nuôi và sản phẩm của vật nuôi từ vùng dịch ra ngoài, tiêu độc khử trùng tại các hộ chăn nuôi bị dịch bệnh và xung quanh khu vực chăn nuôi trên địa bàn các xã có dịch bệnh... Nhờ vậy, đến thời điểm cuối tháng 3-2020, huyện cơ bản đã không chế được dịch. Hiện tại, không còn địa phương nào có ổ dịch tả lợn Châu Phi. Để động viên các hộ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh, huyện cũng đã tiến hành bồi thường cho các hộ thiệt hại nặng ở 6 xã. Hầu hết, các hộ sử dụng tiền hỗ trợ để sửa sang chuồng trại và mua con giống".
 
Tiếp tục tái đàn
 
Ngay sau khi công bố hết dịch, huyện đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người dân từng bước tái đàn lợn, đáp ứng nhu cầu thịt cho thị trường. Ông Ngô Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Quảng Thanh cho biết, việc phát hiện dịch bệnh kịp thời đã giúp xã sớm triển khai các biện pháp dập dịch nên chỉ trong thời gian ngắn, trên địa bàn xã đã không còn xuất hiện dịch bệnh. 1 tháng sau khi công bố hết dịch, xã đã tuyên truyền, vận động người dân vệ sinh chuồng trại và mua con giống để tái đàn trở lại. Hiện tại trên địa bàn, số đàn lợn đã tăng trở lại với khoảng 700-800 con lợn.
 
Anh Phùng Văn Hân, xã Quảng Thanh vui mừng cho hay: “Sau khi tiêu hủy đàn lợn 12 con bị chết do dịch tả lợn châu Phi, trong lúc địa phương còn dịch bệnh, gia đình tôi không tái đàn ngay mà tiến hành vệ sinh, phơi chuồng theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Sau khi xã công bố hết dịch, với số tiền hỗ trợ hơn 10 triệu đồng nhận từ xã, gia đình tôi đã bắt tay mua con giống để tái đàn. Cách đây mấy ngày, gia đình tôi đã xuất chuồng 10 con. Đây lứa nuôi đầu tiên sau dịch. Hiện tại, gia đình tôi đang tiếp tục nuôi 12 con lợn thịt và 1 con lợn giống”.
 
Tháng 2 vừa qua, xã Phù Hóa là xã cuối cùng trên địa bàn huyện công bố hết dịch, tuy nhiên, trong thời gian xã còn dịch bệnh, các hộ chăn nuôi đã tập trung vệ sinh, tiêu độc khử trùng để chuẩn bị cho lứa chăn nuôi tiếp và bảo đảm không ảnh hưởng đến đàn lợn được nuôi.
 
Anh Trần Văn Quảng, xã Phù Hóa cho biết, mặc dù vẫn duy trì chăn nuôi trong thời gian xã còn dịch bệnh nhưng nhờ tuân thủ vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi thường xuyên nên đàn lợn của gia đình anh không con nào bị mắc bệnh. Hiện tại, gia đình anh đang tiếp tục nuôi 3 con lợn nái, 20 con lợn thịt và 33 lợn con. Xã đã công bố hết dịch tả lợn, nhưng để bảo đảm vệ sinh cho đàn lợn và không để dịch bệnh xảy ra, mỗi tuần anh đều phun thuốc khử trùng một lần và rắc vôi bột thường xuyên.
Đ.Nguyệt

tin liên quan

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm

(QBĐT) - Hiện nay, tình trạng không bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm, các mặt hàng không rõ nguồn gốc…, tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Để ngăn ngừa, phát hiện các hành vi vi phạm về ATTP, Sở Công thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh (XSKD) thuộc lĩnh vực ngành quản lý.

Thu ngân sách quý I-2020 đạt hơn 1.500 tỷ đồng
Thu ngân sách quý I-2020 đạt hơn 1.500 tỷ đồng

(QBĐT) - Tính đến hết quý I-2020, số thu ngân sách do Cục Thuế tỉnh thực hiện đạt 1.545,2 tỷ đồng, bằng 36,4% dự toán Trung ương giao và tăng 60,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Khẩn trương phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa
Khẩn trương phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa

(QBĐT) - Thời gian gần đây, do diễn biến thời tiết bất lợi nên hàng trăm ha lúa vụ đông-xuân trên địa bàn tỉnh bị nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông. Trước tình hình đó, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương cùng bà con nông dân khẩn trương phòng trừ bệnh.