Phát triển cây có múi trên đất cao su kém hiệu quả

  • 07:01, 01/01/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh đã triển khai thành công mô hình trồng mới cây ăn quả có múi (cam, bưởi) trên đất cao su kém hiệu quả. Bước đầu, cây sinh trưởng tốt và hứa hẹn sẽ hình thành nên các vùng chuyên canh phát triển bền vững.
Mô hình cam thâm canh tại xã Nam Hóa, Tuyên Hóa được áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại.
Mô hình cam thâm canh tại xã Nam Hóa, Tuyên Hóa được áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại.
Thiệt hại sau 2 cơn bão lớn năm 2013 và 2017 cùng với việc giá mủ cao su xuống thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích cao su toàn tỉnh. Ngay sau đó, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tổ chức nhiều hội thảo về định hướng phát triển cây cao su và tìm đối tượng chuyển đổi phù hợp.
 
Đầu năm 2019, Trung tâm KN-KN tỉnh đã triển khai mô hình trồng mới cây ăn quả có múi trên đất cao su kém hiệu quả. Cụ thể, đã hỗ trợ trồng 2 ha bưởi ở xã Lê Hóa, huyện Tuyên Hóa và 3 ha cam ở các xã Phú Định, Nam Trạch và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch.
 
Ngoài ra, để khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả, Trung tâm cũng đã hỗ trợ 40% kinh phí sau đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt bằng công nghệ Israel trên diện tích 13ha cây có múi ở các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, và Tuyên Hóa. Tổng kinh phí hỗ trợ gần 450 triệu đồng.
 
Kết quả, tỷ lệ cây sống đạt trên 98%, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, tình hình sâu bệnh gây hại ít. Hệ thống tưới nhỏ giọt đưa nước trực tiếp đến vùng rễ cây nên giảm chi phí công lao động 2/3 lần so với phương pháp tưới truyền thống, góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
 
Ông Lê Thuận Trung, Phó Giám đốc Trung tâm KN-KN tỉnh cho biết, hiệu quả của các mô hình sẽ từng bước nâng cao nhận thức của người dân nhằm đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người nông dân, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
 
X.Phú

tin liên quan

Những ngày giáp Tết ở Quảng Long
Những ngày giáp Tết ở Quảng Long

(QBĐT) - Những ngày này, người nông dân phường Quảng Long (thị xã Ba Đồn) đang tất bật chăm sóc rau màu để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Đây là vụ rau được người dân trông chờ nhất trong năm, hứa hẹn cho thu nhập cao với bình quân từ 40-50 triệu đồng/hộ.

Cơ hội "vàng" từ hành lang kinh tế Đông-Tây
Cơ hội "vàng" từ hành lang kinh tế Đông-Tây

(QBĐT) - Với mục tiêu đến năm 2030, xây dựng Khu kinh tế (KKT) Hòn La và KKT cửa khẩu (CK) Cha Lo gắn với phát triển thương mại dọc hành lang kinh tế Quốc lộ 12A trở thành vùng kinh tế động lực, Quảng Bình đang tập trung mọi nguồn lực, thực hiện cơ chế chính sách phát triển năng động.

Đón những vị khách đầu tiên đến Quảng Bình bằng đường hàng không
Đón những vị khách đầu tiên đến Quảng Bình bằng đường hàng không

(QBĐT) - Nằm trong chuỗi hoạt động kích cầu du lịch và chào đón năm mới 2020, ngày 1-1, Sở Du lịch phối hợp với Cảng Hàng không Đồng Hới tổ chức lễ chào đón chuyến bay và những vị khách du lịch đầu tiên đến Quảng Bình bằng đường hàng không.