Lệ Thủy: Tín dụng chính sách "sát cánh" cùng thanh niên vượt khó

  • 05:01, 07/01/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Cùng với các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn, thời gian qua, Huyện đoàn Lệ Thủy đã tham gia triển khai hiệu quả công tác tín dụng chính sách (TDCS), góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
 
Theo đó, Huyện đoàn Lệ Thủy thường xuyên, tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác TDCS cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội của địa phương. Huyện đoàn cũng tích cực biểu dương các mô hình, điển hình sử dụng hiệu quả nguồn vốn TDCS…, tạo sự đồng thuận cao trong triển khai, thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn.
 
Gia đình anh Phan Thanh Khương ở thôn Mốc Định, xã Hồng Thủy thuộc hộ cận nghèo, anh đã mạnh dạn vay vốn 50 triệu đồng để chăn nuôi bò. Sau gần 4 năm miệt mài, cần cù và cố gắng, gia đình anh đã thoát được diện nghèo. Để thoát nghèo bền vững, anh tiếp tục vay vốn ngân hàng mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh vật liệu xây dựng. Anh Khương cho biết: "Từ nguồn vốn ưu đãi, gia đình tôi đã dần thay đổi cuộc sống và điều kiện kinh tế. Tôi luôn trả nợ đúng hạn, đúng kỳ, sử dụng vốn đúng mục đích và mong một ngày không xa gia đình tôi sẽ nằm trong nhóm hộ gia đình có kinh tế khá của địa phương"
 Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp của đoàn viên thanh niên Lệ Thủy được vốn tín dụng chính sách
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp của đoàn viên thanh niên Lệ Thủy được vốn tín dụng chính sách "tiếp sức"
Anh Phạm Văn Tuấn, người ở cùng thôn với anh Khương cũng vay vốn từ PGD NHCSXH huyện Lệ Thủy với số tiền 50 triệu đồng để khởi nghiệp bằng ngành cơ khí. Đây là mô hình kinh tế còn ít người làm và mang lại thu nhập ổn định, bền vững. Anh Tuấn chia sẻ: "Nhờ có nguồn vốn từ PGD NHCSXH huyện nên tôi yên tâm sản xuất. Lãi suất mỗi tháng khá thấp nên tôi không bị nhiều áp lực. Tôi sẽ cố gắng phát huy đồng vốn và tất toán nợ sớm cho ngân hàng".
 
Huyện đoàn duy trì thực hiện công tác kiểm tra định kỳ 2 lần/năm tại các hộ vay, tổ vay, đoàn xã và gửi báo cáo về PGD NHCSXH huyện bảo đảm theo yêu cầu. Lực lượng ĐVTN có cơ hội tiếp cận nguồn vốn chính sách nhiều hơn, tự tin làm kinh tế, mở rộng ngành nghề, phát triển đa dạng các mô hình làm ăn mới cho thu nhập và sản phẩm có chất lượng, được thị trường tích cực đón nhận, như: nuôi chim trĩ, trâu, bò, ếch, bồ câu, lợn bản… Chính nhờ sự năng động của lực lượng thanh niên nên tổng vốn vay dành cho đối tượng thanh niên trên địa bàn huyện khá cao so với các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác khác.
 
Cụ thể, đến ngày 25-12-2019, dư nợ của Huyện đoàn Lệ Thủy là 21,984 tỷ đồngvới 646 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, Đoàn xã Hồng Thủy là đơn vị có số tiền nhận ủy thác cao nhất với dư nợ 5,772 tỷ đồng. Toàn huyện không có nợ quá hạn, các hộ tham gia vay vốn đều sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích để đầu tư phát triển sản xuất theo các chương trình đã đăng ký, đa số các chương trình hiện đang phát triển tốt góp phần giúp hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giúp hội viên yên tâm ổn định cuộc sống.
Hiền Phương

tin liên quan

Minh Hóa: Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc
Minh Hóa: Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc

(QBĐT) - Ông Đinh Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa cho biết, với những lợi thế về hang động, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử…, năm 2019, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Minh Hóa có nhiều khởi sắc.

Quẩn quanh… nhãn hiệu sản phẩm!
Quẩn quanh… nhãn hiệu sản phẩm!

(QBĐT) - Nhãn hiệu mới là một trong những bước đi ban đầu để các xã tìm được sản phẩm đặc trưng, lợi thế, mang lại nhiều nguồn lợi nhất cho vùng quê của mình. Do đó, các kế hoạch, chương trình hành động… phải được triển khai xuyên suốt từ cấp tỉnh, huyện đến cơ sở, vào tận từng hộ gia đình tham gia sản xuất. Có như vậy, sản phẩm được lựa chọn mới "đúng tầm, đúng thời điểm và đúng lợi thế"!

Chuyện anh Tráng làm giàu bằng con tôm
Chuyện anh Tráng làm giàu bằng con tôm

(QBĐT) - Với bản tính cần cù, dám nghĩ dám làm, từ một người nông dân quanh năm gắn bó với mấy mảnh ruộng cằn cỗi, anh Hoàng Dũng Tráng (SN 1970), xã Phù Hóa (Quảng Trạch) đã quyết tâm cải tạo vùng đất hoang hóa thành những hồ nuôi tôm thẻ chân trắng có giá trị kinh tế cao.